Bảo mật đám mây là một tập hợp các phương pháp, công nghệ và nguyên tắc nhằm bảo vệ môi trường điện toán đám mây tránh khỏi truy cập trái phép, vi phạm dữ liệu và các mối đe dọa an ninh mạng khác. Khi các TC/DN ngày càng dựa vào các dịch vụ đám mây để lưu trữ và quản lý dữ liệu nhạy cảm, điều quan trọng là phải hiểu các loại mối đe dọa bảo mật khác nhau liên quan đến dịch vụ này.
Bất chấp sự phổ biến ngày càng tăng của điện toán đám mây, vẫn còn một số lầm tưởng và quan điểm sai lầm về bảo mật trên môi trường đám mây. Một trong những lầm tưởng phổ biến nhất về bảo mật đám mây là nó không an toàn. Điều này là không chính xác. Các nhà cung cấp dịch vụ đám mây đầu tư mạnh vào các giải pháp bảo mật để bảo vệ dữ liệu của khách hàng. Họ có các nhóm chuyên gia bảo mật hỗ trợ mọi thời điểm, sử dụng nhiều giao thức bảo mật mạnh mẽ và công nghệ mã hóa tiên tiến để đảm bảo dữ liệu của khách hàng được an toàn tuyệt đối.
Một quan điểm sai lầm khá phổ biến khác là chỉ các nhà cung cấp dịch vụ đám mây mới phải chịu trách nhiệm về tất cả các khía cạnh của bảo mật đám mây. Mặc dù được cung cấp các tính năng và dịch vụ bảo mật, nhưng các TC/DN cũng phải chịu trách nhiệm bảo mật dữ liệu của họ trên đám mây. Điều này liên quan đến việc triển khai các biện pháp bảo mật nhiều tầng, kiểm tra bảo mật thường xuyên và đánh giá rủi ro, đồng thời đào tạo và nâng cao nhận thức của người dùng về các phương pháp bảo mật đám mây tốt nhất.
Một số TC/DN tin rằng bảo mật đám mây rất tốn kém và không đáng để đầu tư. Mặc dù việc triển khai các biện pháp bảo mật đám mây cần một số khoản đầu tư, tuy vậy chi phí có thể sẽ thấp hơn đáng kể so với tổn thất tài chính tiềm ẩn và thiệt hại về uy tín có thể xảy ra do vi phạm dữ liệu hoặc tấn công mạng.
Ngoài ra, một số TC/DN nhỏ quan niệm rằng bảo mật đám mây chỉ cần thiết cho các TC/DN lớn với nhu cầu xử lý và lưu trữ dữ liệu quan trọng hơn. Tuy nhiên trên thực tế, các tin tặc không loại trừ bất kỳ ai, các mối đe dọa vì thế cũng chính là sự thách thức đến việc bảo vệ dữ liệu của mọi TC/ DN. Do đó, công tác bảo mật đám mây cần phải được tăng cường và chú trọng nhằm bảo vệ thông tin được lưu trữ trong các TC/DN được an toàn. Mặt khác, nên nhớ rằng những tổn thất, thiệt hại do ảnh hưởng của các sự cố mạng có thể còn lớn hơn chi phí triển khai bảo mật đám mây. Chủ động phòng ngừa sẽ giúp giảm thiểu được những phát sinh tài chính có thể xảy ra.
Trong số các mối đe dọa an toàn đám mây, phổ biến nhất là vi phạm dữ liệu, nguyên nhân chính có thể do thiết lập mật khẩu yếu, lỗi thao tác hành vi hoặc đến từ những nỗ lực “bẻ khóa” của tin tặc. Các cuộc tấn công bằng phần mềm độc hại và mã độc tống tiền cũng là mối đe dọa cần lưu tâm vì chúng có thể lây nhiễm trên các máy chủ đám mây và gây hại nghiêm trọng cho các TC/DN. Các mối đe dọa khác bao gồm các cuộc tấn công nội bộ, liên quan đến nhân viên hoặc quản trị viên công nghệ thông tin trong hệ thống mạng nội bộ cố ý hoặc vô tình tiết lộ các thông tin, dữ liệu bí mật và các cuộc tấn công từ chối dịch vụ có thể vô hiệu hóa các dịch vụ đám mây dành cho người dùng.
Để đảm bảo an toàn, an ninh đám mây hiệu quả, các TC/DN cần phải triển khai một số chiến lược bảo mật cụ thể. Việc triển khai các chiến lược này cho phép giảm thiểu hiệu quả các mối đe dọa tiềm ẩn và đảm bảo tính bảo mật của dữ liệu có giá trị trên đám mây, bao gồm:
- Mã hóa dữ liệu và quản lý khóa: Mã hóa là một phần quan trọng của bảo mật đám mây vì nó cung cấp khả năng bảo vệ chống truy cập trái phép. Bằng cách mã hóa dữ liệu, các TC/DN có thể đảm bảo rằng ngay cả khi người lạ có quyền truy cập vào hệ thống lưu trữ đám mây, họ cũng không thể truy xuất hoặc sử dụng được dữ liệu. Quản lý khóa cũng rất quan trọng vì nó đảm bảo rằng chỉ những người được ủy quyền mới có thể truy cập dữ liệu được mã hóa.
- Quản lý danh tính và quyền truy cập (IAM): Việc xây dựng và triển khai các giải pháp IAM là một yếu tố quan trọng của bảo mật đám mây, giúp kiểm soát quyền truy cập vào tài nguyên đám mây. IAM cho phép TC/DN quản lý định danh và quyền của người dùng, đảm bảo rằng chỉ những người dùng được ủy quyền mới có quyền truy cập vào dữ liệu.
- An toàn hệ thống mạng: Đây là một khía cạnh quan trọng khác của bảo mật đám mây liên quan đến việc bảo vệ cơ sở hạ tầng mạng được sử dụng để truy cập các dịch vụ đám mây. Bằng cách triển khai tường lửa mạng, hệ thống phát hiện và ngăn chặn xâm nhập cũng như các biện pháp bảo mật hệ thống mạng khác, các TC/ DN có thể bảo vệ cơ sở hạ tầng đám mây của mình trước các mối đe dọa trên môi trường mạng.
- Yêu cầu tuân thủ và quy định: Tuân thủ chính sách và các quy định liên quan cũng là những yêu cầu quan trọng đối với bảo mật đám mây. Bên cạnh những chính sách an toàn đám mây trong phạm vi nội bộ, TC/DN cần phải đảm bảo tuân thủ các tiêu chuẩn và quy định quốc tế trên nhiều khía cạnh, ví dụ như Quy định chung về bảo mật dữ liệu (GDPR) của Liên minh châu Âu, hay Tiêu chuẩn Bảo mật Dữ liệu Thẻ thanh toán (PCI-DSS),… để bảo vệ dữ liệu nhạy cảm cũng như tránh các hình phạt pháp lý và tài chính.
Ngoài việc triển khai các chiến lược bảo mật đám mây quan trọng, các TC/DN cũng nên tuân theo các phương pháp thực tiễn tốt nhất để đảm bảo an toàn và bảo vệ hệ sinh thái đám mây của họ, bao gồm:
- Thường xuyên kiểm tra bảo mật và đánh giá rủi ro: Điều này có thể giúp các TC/DN xác định các điểm yếu và lỗ hổng bảo mật trong môi trường đám mây. Việc kiểm tra và đánh giá phải được thực hiện thường xuyên và định kỳ để phát hiện sớm các mối đe dọa bảo mật, từ đó tiến hành khắc phục kịp thời các rủi ro trong hệ thống mạng.
- Tổ chức các buổi đào tạo và nâng cao nhận thức cho người dùng: Người dùng cuối thường là mắt xích yếu nhất trong bảo mật đám mây của các TC/DN, vì không phải người dùng nào cũng có kiến thức và trang bị những kỹ năng cần thiết để đảm bảo an toàn trong việc sử dụng các tài nguyên trên môi trường đám mây. Do đó, điều quan trọng là phải đào tạo và nâng cao nhận thức người dùng thường xuyên về các phương pháp bảo mật đám mây tốt nhất để giúp họ xác định các mối đe dọa và cách thức phòng tránh.
- Khôi phục dữ liệu sau sự cố và lập kế hoạch duy trì liên tục: Các nhà cung cấp dịch vụ đám mây phải đảm bảo khả năng khôi phục dữ liệu và tính liên tục để cho phép các TC/DN nhanh chóng phục hồi dữ liệu sau các sự cố không mong muốn. Các TC/DN phải có một kế hoạch phục hồi dữ liệu và thường xuyên kiểm tra để đảm bảo tính hiệu quả của nó.
- Cộng tác với nhà cung cấp dịch vụ đám mây đáng tin cậy: Đây là một bước quan trọng trong việc đảm bảo an toàn, an ninh cho đám mây. Các nhà cung cấp dịch vụ đám mây cung cấp các tính năng và dịch vụ bảo mật khác nhau mà các TC/DN có thể sử dụng để cải thiện tình trạng bảo mật của họ.
- Chủ động phát hiện mối đe dọa: Phương pháp này liên quan đến việc giám sát liên tục trên môi trường đám mây. Các nhà cung cấp dịch vụ đám mây như Google Cloud cung cấp dịch vụ phát hiện mối đe dọa sử dụng công nghệ học máy. Bằng cách sử dụng các nền tảng này, các TC/DN có thể chủ động phát hiện và giảm thiểu các mối đe dọa bảo mật trước khi chúng có thể gây ra thiệt hại.
ThS. Hoàng Thu Phương (Viện Khoa học - Công nghệ mật mã)
17:00 | 30/11/2023
07:00 | 28/07/2023
09:00 | 09/08/2024
10:00 | 21/02/2023
13:00 | 10/08/2022
08:00 | 17/06/2024
13:00 | 20/09/2023
Trong vài năm qua, các máy chủ Linux đã ngày càng trở thành mục tiêu nổi bật của các tác nhân đe dọa. Mới đây, Kaspersky đã tiết lộ một chiến dịch độc hại trong đó một trình cài đặt phần mềm có tên “Free Download Manager” được các tin tặc sử dụng để cài đặt backdoor trên các máy chủ Linux kéo dài trong suốt 3 năm qua. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng nạn nhân đã bị lây nhiễm khi họ tải xuống phần mềm từ trang web chính thức, cho thấy đây có thể là một cuộc tấn công chuỗi cung ứng. Các biến thể của phần mềm độc hại được sử dụng trong chiến dịch này lần đầu tiên được xác định vào năm 2013.
08:00 | 30/08/2023
Cũng như thẻ căn cước công dân gắn chip, tài khoản định danh điện tử không sử dụng suốt đời mà có thời hạn theo từng mốc tuổi.
19:00 | 25/08/2023
Sáng 23/8, Đoàn Công tác của Ban Cơ yếu Chính phủ do đồng chí Hoàng Văn Thủy, Phó Cục trưởng Cục Chứng thực số và bảo mật thông tin làm trưởng đoàn đã tới kiểm tra về tình hình sử dụng chữ ký số chuyên dùng Chính phủ trong hoạt động của cơ quan Nhà nước tại Yên Bái.
15:00 | 22/06/2023
Với 468/477 (chiếm 94,74%) đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, sáng 22/6, Quốc hội đã thông qua Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi) gồm 7 chương, 54 điều với nhiều điểm mới so với luật hiện hành. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng thực hiện quản lý Nhà nước về giao dịch điện tử trong lĩnh vực cơ yếu, chữ ký số chuyên dùng công vụ trên cơ sở tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chữ ký số theo quy định của pháp luật.
Trong bối cảnh nước ta đang thúc đẩy chuyển đổi số mạnh mẽ, Giao diện lập trình ứng dụng (Application Programming Interface -API) ngày càng được sử dụng rộng rãi, bao gồm các ứng dụng di động, dịch vụ đám mây và thiết bị IoT. Khi việc sử dụng API tăng lên, tổ chức phải đối mặt với nhiều mối đe dọa bảo mật tiềm ẩn liên quan đến API như tấn công chèn mã (Injection), vượt qua cơ chế xác thực và kiểm soát truy cập (Broken Access Control and Authentication) cũng như thực thi mã hóa không đầy đủ. Bài viết sẽ thông tin tới độc giả tầm quan trọng của bảo mật API, các loại tấn công vào API và một số giải pháp giúp bảo mật API toàn diện.
09:00 | 05/09/2024
Từ ngày 04 - 26/7/2024, tại Hà Nội, Văn phòng Chính phủ đã tổ chức Hội nghị tập huấn giải pháp chia sẻ dữ liệu trên Trục liên thông văn bản quốc gia. Tại Hội nghị, báo cáo viên của Cục Chứng thực số và Bảo mật thông tin, Ban Cơ yếu Chính phủ đã hướng dẫn, tuyên truyền tới các Bộ, ngành, địa phương những quy định mới về chữ ký số chuyên dùng công vụ, hướng dẫn ký tắt điện tử đối với dự thảo văn bản trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
15:00 | 05/08/2024