Dự án Luật Căn cước gồm 7 Chương, 46 Điều sẽ được trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 5, biểu quyết thông qua tại Kỳ họp thứ 6.
Một trong những nội dung đáng chú ý mà dự án Luật Căn cước đề cập, đó là giải pháp để bảo đảm việc khai thác thông tin tích hợp trong "thẻ căn cước" (tên gọi thay cho CCCD đang lưu hành) được an toàn, bảo mật, thuận lợi.
Theo Bộ Công an, thông tin của người dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước và lưu trữ trong thẻ căn cước là thông tin cần bảo vệ. Luật Căn cước đã xác định rõ nguyên tắc này, đồng thời Bộ Công an có thiết bị chuyên dụng để khai thác dữ liệu từ thẻ căn cước gắn chíp bảo đảm an toàn. Việc khai thác dữ liệu cũng đảm bảo các tiêu chuẩn sau:
- Những thiết bị chuyên dụng đó đã được Bộ Công an đánh giá đạt tiêu chuẩn, sử dụng phần mềm chuyên dụng, có mã hóa bảo mật và được quản lý theo mã số riêng, truy nguồn gốc được chủ thể sử dụng.
Chip điện tử trên mặt sau của CCCD đang lưu hành
- Việc khai thác thông tin trong thẻ căn cước được phân cấp, phân quyền, bảo đảm từng thành phần chỉ được phép khai thác trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao. Quan trọng hơn, chủ thẻ đồng ý bằng xác thực vân tay, khuôn mặt trên thiết bị hoặc qua ứng dụng VNeID, thì đối phương mới được khai thác.
- Trường hợp người dân bị mất thẻ căn cước mà bị ai đó sử dụng thẻ, cũng không khai thác được thông tin tích hợp trong chíp điện tử. Còn người bị mất thẻ căn cước mà chưa có điều kiện xin cấp lại, thì có thể giao dịch bằng căn cước điện tử (ứng dụng VNeID).
Cũng theo dự thảo Luật Căn cước, công dân có thể tự tích hợp thông tin của nhiều loại giấy tờ (thẻ bảo hiểm y tế, sổ bảo hiểm xã hội, giấy phép lái xe, giấy khai sinh, giấy chứng nhận kết hôn...) qua 2 biện pháp:
- Nạp thông tin tích hợp vào chíp, mã QR trên thẻ căn cước khi người dân làm thẻ mới hoặc đổi, cấp lại thẻ tại cơ quan công an các cấp.
- Nạp thông tin tích hợp vào căn cước điện tử (tài khoản định danh điện tử trên ứng dụng VNeID). Việc tích hợp này được thực hiện trực tuyến, không tốn chi phí và người dân có thể tự thao tác theo hướng dẫn của ứng dụng.
Theo dự thảo Luật Căn cước, cơ quan chức năng đề xuất sửa đổi một số thông tin ở mặt trước thẻ căn cước, gồm: Đổi "Quê quán" thành "Nơi đăng ký khai sinh"; đổi "Nơi thường trú" thành "Nơi cư trú".
Tại mặt sau của CCCD, đổi thông tin về chữ ký và danh tính của Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, thành dòng chữ “Nơi cấp: Bộ Công an”. Còn dữ liệu sinh trắc học vân tay (ngón trỏ trái và ngón trỏ phải) cũng cần lược bỏ.
Nếu đề xuất về mẫu thẻ gắn chip mới được thông qua, người dân sẽ có thêm một mẫu CCCD để sử dụng. Những ai đã được cấp thẻ thì vẫn được lưu hành, sử dụng cho đến hết thời hạn ghi trên thẻ.
Gia Minh
14:00 | 14/12/2022
14:00 | 03/06/2022
08:00 | 25/08/2021
16:00 | 26/04/2023
Từ ngày 01 - 10/3/2023, Cục Chứng thực số và Bảo mật thông tin, Ban Cơ yếu Chính phủ đã phối hợp với đoàn công tác do Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, thực hiện khảo sát tình hình sử dụng chữ ký số chuyên dùng chính phủ trên dịch vụ công trực tuyến tại một số bộ, ngành, địa phương. Qua quá trình khảo sát cho thấy, chữ ký số chuyên dùng Chính phủ tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sử dụng dịch vụ công trực tuyến, góp phần không nhỏ trong phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số, thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia. Với vai trò của mình, Ban Cơ yếu Chính phủ luôn đảm bảo kịp thời và hiệu quả việc sản xuất và cấp phát Chứng thư số chuyên dùng cho các Bộ, ngành và địa phương.
07:00 | 11/01/2023
Hiện nay, trong bối cảnh các cuộc tấn công mạng ngày càng gia tăng cả về số lượng lẫn quy mô nhắm vào đối tượng là người dùng sử dụng Smartphone, các phương thức tấn công cũng vì thế được tin tặc thay đổi và phát triển với mức độ tinh vi hơn, đặc biệt là các phần mềm, ứng dụng độc hại được sử dụng để theo dõi, đánh cắp thông tin dữ liệu. Do đó, mỗi cá nhân nên trang bị những kỹ năng cần thiết giúp nhận biết và bảo vệ các thiết bị smartphone của chính mình. Để làm rõ điều này, bài báo sau đây sẽ cung cấp đến độc giả cách thức phát phát hiện phần mềm gián điệp dựa vào các dấu hiệu và một số tùy chọn để gỡ bỏ, ngăn chặn các cuộc tấn công độc hại.
07:00 | 15/09/2022
Chủ thể danh tính điện tử là cơ quan, tổ chức, công dân Việt Nam không phải thanh toán chi phí đăng ký cấp tài khoản định danh điện tử và chi phí sử dụng tài khoản định danh điện tử do hệ thống định danh và xác thực điện tử tạo lập. Đây là một trong những nội dung tại Nghị định số 59/2022/NĐ-CP quy định về định danh và xác thực điện tử vừa được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký ban hành.
14:00 | 22/08/2022
Ngày 18/7, Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (C06, Bộ Công an) chính thức công bố ứng dụng định danh điện tử (VNeID). Bắt đầu từ ngày này, lực lượng công an sẽ phê duyệt tài khoản cho những người đã đăng ký. Đây là một bước tiến mới, đưa Việt Nam chính thức là một trong những nước có định danh điện tử quốc gia.
Trong vài năm qua, các máy chủ Linux đã ngày càng trở thành mục tiêu nổi bật của các tác nhân đe dọa. Mới đây, Kaspersky đã tiết lộ một chiến dịch độc hại trong đó một trình cài đặt phần mềm có tên “Free Download Manager” được các tin tặc sử dụng để cài đặt backdoor trên các máy chủ Linux kéo dài trong suốt 3 năm qua. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng nạn nhân đã bị lây nhiễm khi họ tải xuống phần mềm từ trang web chính thức, cho thấy đây có thể là một cuộc tấn công chuỗi cung ứng. Các biến thể của phần mềm độc hại được sử dụng trong chiến dịch này lần đầu tiên được xác định vào năm 2013.
13:00 | 20/09/2023
Sáng 23/8, Đoàn Công tác của Ban Cơ yếu Chính phủ do đồng chí Hoàng Văn Thủy, Phó Cục trưởng Cục Chứng thực số và bảo mật thông tin làm trưởng đoàn đã tới kiểm tra về tình hình sử dụng chữ ký số chuyên dùng Chính phủ trong hoạt động của cơ quan Nhà nước tại Yên Bái.
19:00 | 25/08/2023