Nguyên tắc kết nối, chia sẻ và khai thác thông tin
Theo Thông tư số 46/2022/TT-BCA, nguyên tắc kết nối, chia sẻ và khai thác thông tin giữa Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư với cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành và hệ thống thông tin khác cần tuân thủ quy định của pháp luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân; bảo đảm các quy định về bảo mật, an ninh, an toàn thông tin mạng theo quy định của pháp luật hiện hành; không làm ảnh hưởng đến quyền lợi và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan; không được xâm phạm quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình trừ trường hợp pháp luật khác có quy định.
Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư Bộ Công an có trách nhiệm kết nối, chia sẻ thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư với cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật. Cơ quan, tổ chức, cá nhân được kết nối, chia sẻ, khai thác thông tin với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư phải bảo đảm điều kiện hạ tầng hệ thống thông tin, mô hình kết nối, cấu trúc dữ liệu, an ninh, an toàn, bảo mật thông tin theo quy định của pháp luật.
Các thông tin được chia sẻ cho hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư
- Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử dùng chung, Cơ sở dữ liệu về cư trú, Cơ sở dữ liệu Căn cước công dân, Cơ sở dữ liệu về y tế và cơ sở dữ liệu chuyên ngành khác chia sẻ thông tin về công dân cho hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư theo quy định của pháp luật bảo đảm thống nhất, đầy đủ, chính xác, kịp thời.
- Các thông tin chuyên ngành gắn với công dân khi được các cơ quan, tổ chức chia sẻ cho Bộ Công an thì cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư Bộ Công an là đầu mối tiếp nhận để khai thác, sử dụng phục vụ cho công tác quản lý dân cư và đáp ứng yêu cầu công tác nghiệp vụ khác của Công an các đơn vị, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
Điều kiện kết nối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư
Hệ thống thông tin của các cơ quan, tổ chức kết nối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư phải đáp ứng các yêu cầu bảo đảm an toàn hệ thống thông tin cấp độ 3 trở lên theo quy định pháp luật về bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ.
Trước khi thực hiện kết nối hoặc sau khi thực hiện kết nối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư mà hệ thống thông tin của các cơ quan, tổ chức có sự điều chỉnh, thay đổi về thiết kế hệ thống thì phải được kiểm tra, đánh giá an ninh, an toàn thông tin.
Việc kiểm tra, đánh giá được tiến hành bằng các thiết bị, phần mềm nghiệp vụ của lực lượng Công an nhân dân; nội dung kiểm tra, đánh giá gồm:
- Việc thiết lập cấu hình bảo mật trên thiết bị hệ thống, máy chủ, ứng dụng và cơ sở dữ liệu;
- Phát hiện mã độc, lỗ hổng, điểm yếu, thử nghiệm xâm nhập hệ thống đối với thiết bị hệ thống, máy chủ và ứng dụng;
- An toàn thông tin cho mã nguồn ứng dụng;
- An ninh, an toàn phần cứng;
- Việc ban hành các quy định, chính sách quản lý tài khoản, ra, vào khu vực máy chủ, quản lý mật khẩu các tài khoản quản trị, quản lý truy cập, các văn bản thỏa thuận về quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của chủ thể tham gia quản lý, vận hành, cung cấp dịch vụ đối với hệ thống thông tin.
Đối với các hệ thống thông tin của Bộ Quốc phòng quản lý, cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư Bộ Công an có trách nhiệm phối hợp, hướng dẫn đơn vị chuyên môn của Bộ Quốc phòng thực hiện việc đánh giá, kiểm tra an ninh, an toàn thông tin theo quy định trên.
Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao chủ trì, phối hợp với Cục Kỹ thuật nghiệp vụ, cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư Bộ Công an và đơn vị có liên quan thực hiện:
- Kiểm tra, đánh gia an ninh, an toàn thông tin của hệ thống thông tin có yêu cầu kết nối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư trước khi kết nối và có văn bản xác nhận việc bảo đảm an ninh, an toàn thông tin; trường hợp các hệ thống thông tin có yêu cầu kết nối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư đã được kết nối với nền tảng định danh và xác thực điện tử thì không phải kiểm tra đánh giá an ninh, an toàn thông tin theo quy định.
- Kiểm tra, đánh giá đột xuất việc bảo đảm an ninh, an toàn thông tin của hệ thống thông tin kết nối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư theo nội dung quy định.
- Kiểm tra, đánh giá định kỳ (1 lần trong 1 năm) bảo đảm an ninh, an toàn thông tin của hệ thống thông tin kết nối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư theo nội dung quy định; trừ hệ thống thông tin do Bộ Quốc phòng quản lý; hệ thống thông tin đã được chia sẻ trực tuyến dữ liệu về giám sát an ninh mạng, an toàn thông tin cho Bộ Công an hoặc hệ thống thông tin đã được cơ quan có thẩm quyền tiến hành kiểm tra, đánh giá, xác nhận việc bảo đảm an ninh, an toàn không quá 1 năm theo quy định pháp luật về bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ.
Quy trình thực hiện kết nối thông tin
Cơ quan, tổ chức quản lý hệ thống thông tin có văn bản đề nghị kết nối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư gửi cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư Bộ Công an.
Văn bản đề nghị kết nối gồm các nội dung sau: Đơn vị đăng ký; chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao; tên hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu đề nghị được kết nối, chia sẻ; thông tin cán bộ phụ trách kết nối, chia sẻ và khai thông tin; mục đích, phạm vi, nội dung thông tin, số lượng trường thông tin cần chia sẻ; dịch vụ đăng ký sử dụng trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, tài liệu mô tả kỹ thuật thành phần hệ thống có kết nối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Sau khi nhận được văn bản đề nghị, cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Bộ Công an thực hiện:
- Cung cấp tài liệu kỹ thuật phục vụ kết nối, chia sẻ, khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư cho cơ quan, tổ chức có đề nghị kết nối;
- Hỗ trợ các cơ quan, tổ chức thực hiện kết nối, điều chỉnh phần mềm và kiểm thử kỹ thuật các dịch vụ chia sẻ, khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư;
- Phối hợp với Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Cục Kỹ thuật nghiệp vụ thuộc Bộ Công an và đơn vị có liên quan tiến hành kiểm tra, đánh giá việc bảo đảm an ninh, an toàn thông tin hệ thống thông tin của cơ quan, tổ chức có đề nghị kết nối.
Ngô Anh
09:00 | 04/05/2023
08:00 | 25/08/2021
10:00 | 26/02/2021
14:00 | 20/02/2023
08:00 | 08/07/2021
16:00 | 19/12/2024
Ngày 17/12, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 1588/QĐ-TTg phê duyệt Đề án "Tuyên truyền, phổ biến, nâng cao chất lượng về cung cấp và sử dụng hiệu quả dịch vụ công trực tuyến đến năm 2025, định hướng đến năm 2030", làm căn cứ, hướng dẫn tập trung, thống nhất, chi tiết để tổ chức công tác tuyên truyền, phổ biến về dịch vụ công trực tuyến thường xuyên, liên tục, có trọng tâm và phù hợp với từng đối tượng, từng địa bàn, trong từng bối cảnh cụ thể trên phạm vi toàn quốc.
09:00 | 21/05/2024
Ngày 27/11/2023, kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XV đã thông qua Luật Căn cước (Luật số 26/2023/QH15) có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2024. Luật Căn cước gồm 7 chương 46 điều quy định về Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước; thẻ căn cước, căn cước điện tử; giấy chứng nhận căn cước; quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
09:00 | 01/04/2024
Lược đồ chữ ký số dựa trên hàm băm là một trong những lược đồ chữ ký số kháng lượng tử đã được Viện Tiêu chuẩn và Công nghệ Quốc gia Mỹ (NIST) chuẩn hóa trong tiêu chuẩn đề cử FIPS 205 (Stateless Hash Based Digital Signature Standard) vào tháng 8/2023. Bài báo này sẽ trình bày tổng quan về sự phát triển của của lược đồ chữ ký số dựa trên hàm băm thông qua việc phân tích đặc trưng của các phiên bản điển hình của dòng lược đồ chữ ký số này.
19:00 | 25/08/2023
Sáng 23/8, Đoàn Công tác của Ban Cơ yếu Chính phủ do đồng chí Hoàng Văn Thủy, Phó Cục trưởng Cục Chứng thực số và bảo mật thông tin làm trưởng đoàn đã tới kiểm tra về tình hình sử dụng chữ ký số chuyên dùng Chính phủ trong hoạt động của cơ quan Nhà nước tại Yên Bái.
Liên minh châu Âu (EU) và Ấn Độ đều là những khu vực, cường quốc mạng, nhưng tiến trình khẳng định vị thế của hai bên có nhiều điểm khác biệt. EU có truyền thống lâu đời trong việc bảo vệ quyền riêng tư cá nhân, có thế mạnh về các phát minh an ninh mạng cũng như đề cao các chuẩn mực đa phương trong không gian mạng. Còn quan điểm của Ấn Độ về an ninh mạng liên tục chịu sự chi phối bởi các mối đe dọa mạng nổi lên từ Trung Quốc và Pakistan bên cạnh sự tác động từ ngành công nghệ thông tin trong nước - lĩnh vực đang tìm cách mở rộng thị trường ra bên ngoài phạm vi quốc gia. Bài viết sẽ phân tích sự phát triển của quan hệ an ninh mạng EU-Ấn Độ trong bối cảnh hệ sinh thái chính sách khác nhau giữa hai đối tác; những lĩnh vực hứa hẹn để mở rộng hợp tác song phương, giải quyết vấn đề tội phạm mạng, mở rộng nỗ lực làm sạch không gian mạng nhằm củng cố khả năng phục hồi không gian mạng của cả hai đối tác.
16:00 | 03/01/2025
Sáng ngày 29/11/2024, tại Hà Nội, Ban Cơ yếu Chính phủ đã tổ chức Hội nghị toàn quốc (theo hình thức trực tiếp và trực tuyến) với nội dung trọng tâm tuyên truyền và phổ biến Nghị định số 68/2024/NĐ-CP ban hành ngày 25/6/2024 của Chính phủ. Thiếu tướng Nguyễn Đăng Lực, Phó Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ đã tới tham dự và chỉ đạo Hội nghị.
14:00 | 29/11/2024