48 dịch vụ online mức 4 cần sớm được cung cấp
Trong danh mục dịch vụ công trực tuyến cần sớm tích hợp, cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia năm 2021 mới được phê duyệt, 11 dịch vụ thuộc nhóm dịch vụ công thực thi phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân liên quan đến quản lý dân cư như: Cấp, cấp lại, đổi thẻ căn cước công dân; Xác nhận số Chứng minh nhân dân khi đã được cấp thẻ Căn cước công dân; Đăng ký thường trú; Đăng ký tạm trú; Khai báo tạm vắng; Thông báo lưu trú; Liên thông đăng ký khai sinh, đăng ký thường trú, cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ dưới 6 tuổi; Cấp hộ chiếu phổ thông…
Cùng với đó, danh mục mới ban hành còn gồm có 44 dịch vụ thuộc nhóm dịch vụ công trực tuyến thiết yếu theo đánh giá Chỉ số phát triển Chính phủ điện tử của Liên hợp quốc là các dịch vụ: Gia hạn tạm trú, cấp thị thực cho người nước ngoài tại Việt Nam; Cấp giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ; Cung cấp thông tin về quy hoạch xây dựng; Đăng ký dự thi kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông quốc gia và xét tuyển đại học, cao đẳng; Đăng ký, cấp biển số mô tô, xe gắn máy; Đổi giấy phép lái xe do ngành giao thông vận tải cấp; Thanh toán học phí; Thanh toán viện phí… Đáng chú ý, trong danh mục dịch vụ công trực tuyến cần sớm tích hợp, cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia năm 2021, có 48 dịch vụ mức 4.
Ngoài các dịch vụ công trực tuyến thuộc danh mục nêu trên, Thủ tướng Chính phủ cũng yêu cầu, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Tổng giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam và Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ vào điều kiện thực tiễn của bộ, ngành, địa phương để phê duyệt danh mục, lộ trình, trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị trực thuộc trong việc tích hợp, cung cấp dịch vụ công trực tuyến, thanh toán trực tuyến thuộc phạm vi quản lý trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia năm 2021 đảm bảo đạt tỷ lệ tối thiểu theo quy định tại Nghị quyết 01 ngày 1/1/2021 của Chính phủ.
Cụ thể, tại Nghị quyết 01, Chính phủ đã giao chỉ tiêu: Tỷ lệ cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 trên tổng số thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của các bộ, ngành, địa phương lên Cổng Dịch vụ công Quốc gia phải tăng thêm 20% so với năm 2020.
Các bộ, tỉnh tiếp tục đẩy mạnh cung cấp dịch vụ công trực tuyến
Trong phát biểu bế mạc phiên họp thường kỳ của Ủy ban quốc gia về Chính phủ điện tử vào chiều 10/3, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Ủy ban đã ghi nhận, một thành công được tổng kết là các dịch vụ công trực tuyến mức độ cao được phát triển để phục vụ tốt hơn người dân và doanh nghiệp, đặc biệt là Cổng Dịch vụ công Quốc gia do Văn phòng Chính phủ đề xuất điều hành, phát triển.
Thời gian qua, một thành công đã được tổng kết là các dịch vụ công trực tuyến mức độ cao được phát triển để phục vụ tốt hơn người dân và doanh nghiệp.
Hiện tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến mức 4 đạt 31%. Một số bộ, ngành, địa phương cung cấp 100% dịch vụ công trực tuyến mức 4 như Bộ TT&TT, Bộ Y tế, Bảo hiểm xã hội Việt Nam…
Cổng Dịch vụ công Quốc gia ngày càng tích hợp nhiều dịch vụ công trực tuyến của các bộ, ngành, địa phương, tạo điều kiện cho người dân truy cập. Hiện có 2.800 dịch vụ được tích hợp, không phân biệt địa giới hành chính.
Tuy nhiên, trong thời gian qua tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến mức 4 vẫn thấp, Thủ tướng đã chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương đẩy mạnh dịch vụ công trực tuyến, triển khai hệ thống Chính phủ điện tử cấp bộ, tỉnh thuận lợi nhất.
M.H
14:00 | 03/06/2022
19:00 | 16/04/2021
18:00 | 19/03/2021
09:00 | 07/05/2021
14:00 | 17/02/2023
22:00 | 01/01/2021
07:00 | 06/03/2023
12:00 | 02/01/2021
14:00 | 11/09/2024
Trong thời đại ngày nay, cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật có ngày càng nhiều những cuộc tấn công vào phần cứng và gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. So với các loại tấn công khác, tấn công qua kênh kề đang được nghiên cứu do khả năng khôi phục lại khóa bí mật trong khi hệ thống vẫn hoạt động bình thường mà không hề làm thay đổi phần cứng. Bài báo này sẽ trình bày một cách sơ lược về những kết quả cuộc tấn công kênh kề lên mã hóa RSA cài đặt trên điện thoại thông minh sử dụng hệ điều hành Android tại Viện Khoa học - Công nghệ mật mã. Nhóm tác giả đã tấn công khôi phục được một phần khóa bí mật của mã hóa RSA cài đặt trên điện thoại thông minh và chứng minh khả năng rò rỉ thông tin qua kênh kề.
14:00 | 15/07/2024
Lợi dụng tình trạng nhiều người dùng gặp khó khăn khi cập nhật sinh trắc học trên các ứng dụng ngân hàng, nhiều kẻ xấu đã giả danh cán bộ ngân hàng hỗ trợ cài đặt sinh trắc học để lừa đảo, chiếm đoạt tiền trong tài khoản của nạn nhân.
12:00 | 19/06/2024
Nghị định 13 về bảo vệ dữ liệu cá nhân đã đặt ra cho các doanh nghiệp Việt Nam một loạt các vấn đề cần giải quyết. Tuy nhiên, dường như mọi người mới chú ý đến lĩnh vực tài chính, ngân hàng và những ý kiến về việc tuân thủ Nghị định 13 hầu hết xuất phát từ ngành này. Trong khi đó, những dữ liệu cá nhân nhạy cảm có liên quan tới ngành y tế như tình trạng sức khỏe, đặc điểm di truyền hay đời sống tình dục... của cá nhân lại chưa được quan tâm nhiều.
14:00 | 05/03/2024
Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp không gian mạng Việt Nam - VNCERT/CC, Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT) đưa ra cảnh báo về hình thức lừa đảo mới nhắm vào các cá nhân, tổ chức sử dụng chữ ký số. Bằng việc gửi mail thông báo chữ ký số của cá nhân, tổ chức đã hết hạn, đối tượng lừa đảo yêu cầu người dùng thực hiện thao tác gia hạn để lừa chiếm đoạt tài sản.
Trong thời đại ngày nay, cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật có ngày càng nhiều những cuộc tấn công vào phần cứng và gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. So với các loại tấn công khác, tấn công qua kênh kề đang được nghiên cứu do khả năng khôi phục lại khóa bí mật trong khi hệ thống vẫn hoạt động bình thường mà không hề làm thay đổi phần cứng. Bài báo này sẽ trình bày một cách sơ lược về những kết quả cuộc tấn công kênh kề lên mã hóa RSA cài đặt trên điện thoại thông minh sử dụng hệ điều hành Android tại Viện Khoa học - Công nghệ mật mã. Nhóm tác giả đã tấn công khôi phục được một phần khóa bí mật của mã hóa RSA cài đặt trên điện thoại thông minh và chứng minh khả năng rò rỉ thông tin qua kênh kề.
14:00 | 11/09/2024
Trong tháng 9/2024, Đoàn công tác của Ban Cơ yếu Chính phủ do đồng chí Hoàng Văn Thủy, Phó Cục trưởng Cục Chứng thực số và Bảo mật thông tin làm Trưởng đoàn đã kiểm tra, đánh giá tình hình ứng dụng chữ ký số chuyên dùng công vụ trong hoạt động của cơ quan Nhà nước trên địa bàn tỉnh Sơn La năm 2024.
15:00 | 01/10/2024