Phishing là một trong những hình thức phổ biến được tội phạm mạng sử dụng bởi tính hiệu quả cao mà sức người sử dụng bỏ ra lại rất ít. Dựa trên một kế hoạch đơn giản là dùng các email hoặc thông báo phỏng theo các tin nhắn từ ngân hàng, tổ chức chính phủ đến nền tảng giải trí…, tội phạm mạng có thể lừa người dùng truy cập một trang web lừa đảo, để lại thông tin tài khoản thanh toán, thông tin cá nhân hoặc thậm chí là tải về các chương trình độc hại.
"Lừa đảo tài chính" không chỉ là lừa đảo ngân hàng mà còn liên quan các hệ thống thanh toán và cửa hàng trực tuyến. Lừa đảo qua hệ thống thanh toán bao gồm các trang mạo danh thương hiệu thanh toán nổi tiếng như PayPal, MasterCard, American Express, Visa và các trang khác. Cửa hàng trực tuyến bao gồm Amazon, Apple Store, Steam, eBay…
Theo báo cáo của Kapersky, Indonesia có số vụ lừa đảo tài chính cao nhất là 208.238, Việt Nam đứng thứ hai với 172.694 và Malaysia là 120.656. Thái Lan ghi nhận 101.461 nỗ lực lừa đảo liên quan đến tài chính, tiếp theo là Philippines với 52.914 và Singapore với 22.109 vụ.
Ông Yeo Siang Tiong, Tổng Giám đốc Kaspersky Đông Nam Á cho biết: "Về cơ bản, doanh nghiệp cũng được cấu thành từ yếu tố con người, mà phishing là một dạng tấn công kỹ nghệ xã hội - tấn công nhắm vào tâm trí con người. Với 9/10 nhân viên cần được đào tạo kỹ năng an ninh mạng cơ bản, tội phạm mạng biết rằng lực lượng lao động vẫn là một kẽ hở mà chúng có thể dễ dàng khai thác để tiến hành một cuộc tấn công mạng nhằm vào một doạnh nghiệp".
Như đã công bố, email lừa đảo thường là sự khởi đầu của 91% các cuộc tấn công mạng. Mô phỏng lừa đảo do Kaspersky thực hiện đã thể hiện rõ cách tội phạm mạng lừa nhân viên nhấp vào thư độc hại.
Nhân viên có xu hướng không nhận thấy những cạm bẫy ẩn trong email dành cho các vấn đề của công ty và thông báo về vấn đề gửi email trực tuyến. Khoảng 16% đến 18% nhân viên đã nhấp vào liên kết trong các mẫu email bắt chước các cuộc tấn công lừa đảo này.
Các email lừa đảo khác đã nhận được số lượng truy cập đáng kể là: xác nhận đặt chỗ từ dịch vụ đặt chỗ (11%), thông báo đơn hàng (11%) và thông báo về cuộc thi của IKEA (10%).
Để ngăn chặn các cuộc tấn công phức tạp và tổn thất tài chính và danh tiếng do các cuộc tấn công lừa đảo gây ra, Kaspersky khuyến nghị các doanh nghiệp cần nhắc nhở nhân viên về các dấu hiệu cơ bản của email lừa đảo: tiêu đề kịch tính, lỗi chính tả, địa chỉ người gửi không nhất quán và các liên kết đáng ngờ.
Nếu có bất kỳ nghi ngờ nào về email nhận được, hãy kiểm tra định dạng của tệp đính kèm trước khi mở và độ chính xác của liên kết trước khi nhấp vào và đảm bảo rằng địa chỉ có vẻ xác thực và các tệp đính kèm không ở định dạng thực thi.
Nếu người dùng phát hiện một cuộc tấn công lừa đảo, hãy báo cáo với bộ phận bảo mật công nghệ thộng tin của công ty và nếu có thể tránh mở email độc hại. Điều này sẽ cho phép nhóm an ninh mạng doanh nghiệp định cấu hình lại các chính sách chống thư rác và ngăn chặn sự cố.
Doanh nghiệp cần cung cấp kiến thức cơ bản về an ninh mạng cho nhân viên. Giáo dục nên nhằm mục đích thay đổi hành vi của người học và hướng dẫn họ cách đối phó với các mối đe dọa. Là nhà cung cấp dịch vụ an ninh mạng lớn, Kaspersky sở hữu cơ sở thông tin liên quan về các cuộc tấn công thực tế và liên tục bổ sung các chương trình đào tạo nâng cao nhận thức về bảo mật phù hợp với bối cảnh các mối đe dọa hiện tại.
Phong Thu
(Theo VTV)
10:00 | 07/04/2023
08:00 | 16/01/2023
09:00 | 08/03/2024
14:00 | 30/11/2020
16:00 | 19/09/2024
07:00 | 03/04/2023
16:00 | 18/05/2024
12:00 | 12/04/2024
18:00 | 15/04/2020
07:00 | 02/12/2024
GenAI hay AI tạo sinh đang nhanh chóng thay đổi quy trình phát triển phần mềm bằng cách tự động hóa các tác vụ mà trước đây các nhà phát triển phải mất hàng giờ, thậm chí hàng ngày để hoàn thành, giúp tăng cường hiệu quả và năng suất. Thế nhưng, nhiều tổ chức cho rằng chính vì sự phụ thuộc vào GenAI có thể gây ra một số mối lo ngại đối với các nhà phát triển phần mềm và phát sinh nhiều vấn đề liên quan đến bảo mật.
20:00 | 25/11/2024
Đây là nội dung chính của chuyên đề 2 tại Hội thảo và Triển lãm Ngày An toàn thông tin Việt Nam 2024 diễn ra ngày 21/11 do ông Hồ Văn Hương, Cục trưởng Cục Quản lý mật mã dân sự và Kiểm định sản phẩm mật mã, Ban Cơ yếu Chính phủ và Thiếu tướng Lê Minh Mạnh, Phó Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Bộ Công an đồng chủ trì.
09:00 | 18/11/2024
Sáng ngày 16/11, tại Phú thọ, Trường Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông và Trường Đại học Hùng Vương - Đại học Thái Nguyên phối hợp tổ chức Hội thảo Quốc tế lần thứ 3 về Những tiến bộ trong Công nghệ thông tin và Truyền thông (ICTA 2024). Đây là Hội thảo có ý nghĩa đặc biệt, không chỉ góp phần thúc đẩy sự phát triển của công nghệ thông tin và truyền thông tại Việt Nam mà còn mở ra cơ hội hợp tác nghiên cứu quốc tế.
16:00 | 23/10/2024
Sáng ngày 23/10, tại Hà Nội, Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam (VNISA) và Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) phối hợp cùng World Vision Việt Nam tổ chức Hội thảo chuyên đề “Bảo đảm an toàn thông tin cho công tác báo chí, truyền thông”.
Mới đây, Tòa án Mỹ đã bác bỏ đơn kháng cáo của TikTok, khiến ứng dụng chia sẻ video ngắn này đứng trước nguy cơ bị cấm hoạt động tại quốc gia này.
10:00 | 12/12/2024
Chiều ngày 05/12, tại Hà Nội, Cục Cơ yếu Bộ Tổng Tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. Thiếu tướng Nguyễn Hữu Hùng, Phó Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ tới dự và chỉ đạo Hội nghị.
10:00 | 06/12/2024
Ngày 26/11, Tập đoàn viễn thông Huawei của Trung Quốc đã ra mắt chiếc điện thoại thông minh đầu tiên được trang bị hệ điều hành hoàn toàn do hãng tự phát triển. Đây là một bước thử nghiệm quan trọng trong cuộc đua giành thị phần với những “gã khổng lồ” công nghệ của phương Tây.
11:00 | 05/12/2024