CNN dẫn nghiên cứu của nhóm vận động phi lợi nhuận Common Sense Media cho biết, AI khiến nhiều nội dung giả mạo được tạo ra dễ dàng và ngày càng có nhiều thanh thiếu niên dính bẫy lừa đảo trực tuyến vì những nội dung này.
Common Sense Media đã hỏi 1.000 thanh thiếu niên từ 13 đến 18 tuổi tại Mỹ về trải nghiệm với các nội dung do AI tạo ra trên các phương tiện truyền thông. Kết quả cho thấy, khoảng 35% báo cáo bị lừa bởi nội dung giả mạo trực tuyến. 41% cho biết, đã gặp phải nội dung là thật nhưng lại gây hiểu lầm và 22% cho biết họ đã chia sẻ thông tin giả mạo.
Xu hướng chia sẻ thông tin giả hay bị lừa vì những nội dung sai lệch xuất hiện ngày càng nhiều khi chính các bạn trẻ sử dụng AI một cách dễ dàng trong những năm gần đây. Một nghiên cứu của Common Sense vào tháng 9 năm ngoái cho thấy, 7 trong số 10 thanh thiếu niên đã ít nhất một lần thử dùng AI để tạo ra các nội dung trực tuyến.
Hai năm sau khi ChatGPT ra mắt, đấu trường AI ngày càng trở nên nhộn nhịp, đặc biệt với sự xuất hiện gây ồn ào của DeepSeek ngay những ngày đầu năm.
Tuy nhiên, theo một nghiên cứu vào tháng 7/2024 từ Đại học Washington và Đại học Waterloo, với các mô hình tiến tiến hàng đầu vẫn có hiện tượng "ảo giác AI". Nghĩa là, vẫn có những thông tin sai lệch "hư không" được tạo ra từ những mô hình được xem là thông minh nhất.
Cũng theo nghiên cứu của Common Sense, nhiều thanh thiếu niên gặp phải những nội dung trực tuyến sai lệch cho biết, AI làm trầm trọng thêm việc xác minh thông tin của họ.
Cuộc khảo sát cũng cho thấy suy nghĩ của thanh thiếu niên Mỹ về các tập đoàn công nghệ lớn, trong đó bao gồm Google, Apple, Meta, TikTok và Microsoft. Theo nghiên cứu, gần một nửa thanh thiếu niên không tin tưởng Big Tech sẽ đưa ra quyết định có trách nhiệm về cách họ sử dụng AI.
"Sự dễ dàng và tốc độ mà AI tạo ra nội dung cho phép người dùng hàng ngày truyền bá các thông tin không đáng tin cậy và việc thông tin không được xác thực có thể làm trầm trọng thêm mức độ tin tưởng vốn thấp của thanh thiếu niên vào các tổ chức truyền thông và chính phủ", nghiên cứu cho hay.
CNN đánh giá, sự ngờ vực của thanh thiếu niên đối với Big Tech đã phản ánh sự bất mãn ngày càng tăng đối với các công ty công nghệ lớn tại Mỹ. Không chỉ thanh thiếu niên, người trưởng thành tại Mỹ cũng phải đối mặt với nhiều nội dung gây hiểu lầm hoặc hoàn toàn giả mạo trên các nền tảng xã hội.
Theo CNN, kể từ khi mua lại Twitter vào năm 2022 và đổi tên nền tảng thành X, tỷ phú Elon Musk đã cắt giảm đội ngũ kiểm duyệt, qua đó, nhiều thông tin sai lệch và ngôn từ kích động thù địch đã lan truyền trên nền tảng này.
Gần đây, Meta đã thay thế các công cụ kiểm tra thông tin của bên thứ ba bằng Community Notes. Bản thân CEO Mark Zuckerberg cũng lưu ý rằng việc này sẽ dẫn đến nhiều nội dung có hại hơn xuất hiện trên Facebook, Instagram và các nền tảng khác của công ty.
"Nhận thức của thanh thiếu niên về tính chính xác của nội dung trực tuyến báo hiệu sự mất lòng tin vào các nền tảng kỹ thuật số. Điều này cần có sự can thiệp của giáo dục về thông tin sai lệch cho thanh thiếu niên", nghiên cứu cho biết, đồng thời nói thêm rằng "các công ty công nghệ nên ưu tiên tính minh bạch và phát triển các tính năng nâng cao độ tin cậy của nội dung được chia sẻ trên nền tảng của họ".
Phong Thu (Tổng hợp)
09:00 | 24/01/2025
10:00 | 07/01/2025
08:00 | 20/12/2024
16:00 | 18/03/2025
Bộ Kinh tế và Xã hội Kỹ thuật số (DES) Thái Lan vừa đưa ra một chương trình thử nghiệm nền tảng chống lừa đảo và thư rác mới có tên DE fence trong nỗ lực nhằm ngăn chặn các lừa đảo qua mạng viễn thông.
14:00 | 18/03/2025
Ngày 20/3/2025 đánh dấu cột mốc 45 năm hình thành và phát triển của Viện Khoa học - Công nghệ mật mã (KHCNMM). Trong suốt chặng đường này, Viện KHCNMM đã có những đóng góp quan trọng trong nghiên cứu, phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ vào thực tiễn, đặc biệt trong lĩnh vực xây dựng các tiêu chuẩn khoa học mật mã dùng để bảo vệ thông tin bí mật nhà nước. Bài viết này sẽ điểm lại lịch sử phát triển, những thành tựu nổi bật trong thời gian gần đây của Viện KHCNMM, cũng như phân tích một số tác động của công nghệ lượng tử đối với an ninh quốc gia, đề xuất giải pháp và định hướng phù hợp với đặc điểm tình hình của Việt Nam.
15:00 | 06/03/2025
Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là sự kiện có ý nghĩa trọng đại, trở thành bước ngoặt vô cùng quan trọng trong lịch sử cách mạng Việt Nam, đánh dấu mốc son chói lọi trên con đường phát triển của dân tộc. 95 mùa Xuân có Đảng quang vinh (3/2/1930 - 3/2/2025), vị thế đất nước ta ngày càng được khẳng định trong khu vực và trên trường quốc tế. Người dân Việt Nam nói chung, cùng các cán bộ, đảng viên, người lao động trong toàn Đảng bộ Tổng công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC) nói riêng thêm hãnh diện và tự hào về trang sử vàng của Đảng được tô thắm thêm những mốc son mới, từ thành tựu, đến diện mạo đất nước sau 40 năm đổi mới.
21:00 | 31/01/2025
Google Cloud đã công bố Dự báo An ninh mạng năm 2025, cung cấp phân tích chi tiết về bối cảnh mối đe dọa mới nổi và các xu hướng bảo mật chính mà các tổ chức trên toàn thế giới nên chuẩn bị, trong đó trí tuệ nhân tạo (AI), địa chính trị và tội phạm mạng là những yếu tố trọng tâm. Báo cáo cũng đã thông tin chi tiết về chiến thuật của tội phạm mạng, đưa ra khuyến nghị giúp tăng cường bảo mật trong năm tới.
Google vừa thông báo mua lại startup bảo mật Wiz với giá 32 tỷ USD. Giới phân tích coi thương vụ này là bài kiểm tra cách chính quyền Trump 2.0 sẽ định hình chính sách đối với ngành công nghệ.
14:00 | 24/03/2025
Đó là chủ đề của Khối thi đua 4 hệ Cơ yếu: Quân đội, Công an, Ngoại giao, Đảng - Chính quyền được phát động lại Lễ ký Giao ước thi đua năm 2025 diễn ra tại Hà Nội, ngày 7/3. Đồng chí Lê Anh Tuấn, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao đến dự và phát biểu tại Hội nghị.
12:00 | 08/03/2025
SoftBank có kế hoạch chuyển đổi một nhà máy sản xuất tấm nền LCD Sharp trước đây tại Nhật Bản thành một trung tâm dữ liệu để vận hành các tác nhân trí tuệ nhân tạo được phát triển với sự hợp tác của OpenAI, “cha đẻ” của ChatGPT.
10:00 | 21/03/2025