Theo đó, FBI cảnh báo công chúng rằng tội phạm đang lợi dụng AI tạo sinh để thực hiện các hành vi gian lận trên quy mô lớn hơn, làm tăng độ tin cậy cho các chương trình lừa đảo trực tuyến, từ lừa đảo tình cảm, đầu tư đến các chương trình tuyển dụng việc làm. Việc ứng dụng AI giúp tin tặc giảm thời gian và công sức phải bỏ ra để đánh lừa mục tiêu.
FBI cảnh báo, các công cụ AI tạo sinh là công cụ hỗ trợ pháp lý hoàn hảo giúp mọi người tạo nội dung. Tuy nhiên, chúng có thể bị tin tặc lạm dụng để tạo điều kiện cho các hoạt động phạm tội như gian lận và tống tiền. Các hoạt động có khả năng gây hại bao gồm việc sử dụng AI để tạo ra văn bản, hình ảnh, âm thanh, sao chép giọng nói và video.
Một số nguy cơ phổ biến mà cơ quan này phát hiện gần đây liên quan đến những vấn đề sau:
- Sử dụng văn bản, hình ảnh và video do AI tạo ra để tạo hồ sơ mạng xã hội nhằm mục đích để tấn công phi kỹ thuật, lừa đảo qua email, lừa đảo tình cảm và lừa đảo đầu tư.
- Sử dụng video, hình ảnh và văn bản do AI tạo ra để mạo danh cơ quan thực thi pháp luật, lãnh đạo điều hành hoặc những người có thẩm quyền, có sức ảnh hưởng để yêu cầu thanh toán hoặc cung cấp thông tin.
- Văn bản, hình ảnh và video do AI tạo ra được sử dụng trong các tài liệu quảng cáo và trang web để thu hút nạn nhân vào các chương trình đầu tư gian lận, bao gồm cả gian lận tiền điện tử.
- Tạo hình ảnh hoặc video có nội dung không lành mạnh giả mạo nạn nhân hoặc người của công chúng để thực hiện hành vi tống tiền.
- Tạo ra hình ảnh hoặc video chân thực về thiên tai hoặc xung đột để kêu gọi quyên góp cho các tổ chức từ thiện giả mạo.
Lời khuyên của FBI
Mặc dù, các công cụ AI tạo sinh có thể tăng độ tin cậy của các chương trình gian lận khiến chúng rất khó phân biệt với thực tế, nhưng vẫn có một số biện pháp có thể hữu ích trong hầu hết các tình huống. Dưới đây là một số lời khuyên của FBI đưa ra để người dùng có thể tự bảo vệ bản thân:
- Tạo một từ hoặc cụm từ bí mật với gia đình và người thân để xác minh danh tính của họ.
- Hãy tìm những khuyết điểm nhỏ trong hình ảnh và video, chẳng hạn như bàn tay hoặc bàn chân bị méo mó, răng hoặc mắt không thật, khuôn mặt không rõ ràng hoặc không đều, các phụ kiện không thực tế như kính hoặc đồ trang sức, hình bóng không chính xác, hình mờ, thời gian trễ, giọng nói không khớp và chuyển động không thực tế.
- Hãy lắng nghe thật kỹ tông giọng và cách, thói quen lựa chọn từ ngữ để phân biệt giữa cuộc gọi điện thoại thật từ người thân và giọng nói được tạo ra bởi AI.
- Nếu có thể, hãy hạn chế nội dung trực tuyến về hình ảnh hoặc giọng nói của bản thân, đặt tài khoản mạng xã hội ở chế độ riêng tư và giới hạn người theo dõi chỉ là những người bạn biết để giảm thiểu khả năng tin tặc sử dụng phần mềm AI tạo ra danh tính gian lận để phục vụ cho tấn công sử dụng kỹ nghệ xã hội.
- Xác minh danh tính của người gọi cho bạn bằng cách cúp máy, sau đó tìm hiểu thông tin liên lạc của ngân hàng hoặc tổ chức được cho là đang gọi cho bạn và gọi trực tiếp đến số điện thoại đó.
- Không bao giờ chia sẻ thông tin nhạy cảm với những người mà bạn mới chỉ gặp trực tuyến hoặc qua điện thoại.
- Không gửi tiền, thẻ quà tặng, tiền điện tử hoặc tài sản khác cho những người bạn không biết hoặc chỉ gặp trực tuyến hoặc qua điện thoại.
Thanh Bình
07:00 | 23/09/2024
21:00 | 29/08/2024
10:00 | 28/08/2024
16:00 | 20/12/2024
Trong 02 ngày 20 - 21/12, tại Hà Nội, Trường Quốc tế - Đại học Quốc gia Hà Nội và Viện nghiên cứu LCOMS, Trường Đại học Lorraine (Pháp) đăng cai tổ chức Hội thảo quốc tế về Toán ứng dụng và Khoa học máy tính (ICAMCS 2024).
10:00 | 21/11/2024
Mới đây, lực lượng chức năng Nhật Bản đã bắt giữ 1 người đàn ông Trung Quốc bị cáo buộc lừa đảo một phụ nữ 71 tuổi nước này với số tiền lên tới 809 triệu yên (5,3 triệu USD). Đây là vụ lừa đảo đầu tư trên mạng xã hội có số tiền lớn nhất từ trước đến nay ở Nhật Bản.
08:00 | 15/11/2024
Ngày 14/11, tại Hà Nội, Cục An toàn thông tin – AIS thuộc Bộ TT&TT Việt Nam và Cơ quan An ninh mạng và an ninh cơ sở hạ tầng - CISA, Bộ An ninh nội địa, Hoa Kỳ đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác trong lĩnh vực an toàn thông tin mạng.
10:00 | 14/11/2024
Sáng ngày 13/11, tại Hà Nội, Liên minh An toàn thông tin CYSEEX đã tổ chức thành công Hội thảo với chủ đề: “Ứng cứu và phục hồi hệ thống sau thảm họa”. Hội thảo nhằm chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm, giúp các tổ chức, doanh nghiệp nâng cao nhận thức và chủ động ứng phó trước các cuộc tấn công mạng phức tạp hiện nay.
Sáng ngày 06/01, Đảng ủy Ban Cơ yếu Chính phủ tổ chức Hội nghị ra nghị quyết lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ năm 2025. Đại tướng Nguyễn Tân Cương, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng dự và chỉ đạo Hội nghị. Thiếu tướng Nguyễn Đăng Lực, Bí thư Đảng ủy, Phó Trưởng ban Cơ yếu Chính phủ chủ trì Hội nghị.
13:00 | 06/01/2025
Ngày 07/01, tại Hà Nội, Cục Viễn thông và Cơ yếu Bộ Công an tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2025 và triển khai chương trình công tác viễn thông, cơ yếu năm 2025. Trung tướng Lê Văn Tuyến, Thứ trưởng Bộ Công an và Thiếu tướng Nguyễn Hữu Hùng, Phó Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ dự và chỉ đạo Hội nghị.
09:00 | 08/01/2025
Chỉ trong thời gian ngắn, Trung Quốc đã đạt được cột mốc ấn tượng với 1 tỷ thuê bao di động 5G, khẳng định tốc độ triển khai hạ tầng 5G hàng đầu thế giới.
10:00 | 31/12/2024