Việt Nam có 24,7 triệu trẻ em, hầu hết các em đều tiếp cận với Internet và các thiết bị kỹ thuật số từ sớm. Sự phát triển mạnh mẽ của Internet và các thiết bị thông minh đã mở ra nhiều cơ hội để trẻ em học tập, tiếp cận nhiều thông tin hữu ích, nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro, nguy cơ khi trẻ còn thiếu kỹ năng, kiến thức để tự bảo vệ mình. Điều này dẫn tới các rủi ro trên môi trường mạng ngày càng gia tăng và cho thấy tầm quan trọng của việc quản lý, giám sát của cha mẹ với hoạt động trực tuyến của con trẻ trên môi trường mạng.
Thời gian gần đây, thị trường Việt Nam đã có sản phẩm, giải pháp công nghệ của các doanh nghiệp quốc tế và trong nước hỗ trợ cha mẹ bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng. Các sản phẩm, giải pháp này có thể chặn, lọc nội dung độc hại; giới hạn truy cập các trang web không phù hợp với lứa tuổi và trở thành công cụ hữu ích để cha mẹ quản lý các hoạt động và bảo vệ an toàn cho trẻ em trên không gian mạng.
Tuy nhiên, nhiều người dùng còn băn khoăn và chưa có cơ sở trong việc chọn lựa các giải pháp công nghệ phù hợp, đảm bảo khả năng đáp ứng với các quy định hiện nay. Trong bối cảnh đó, chưa có một bộ Tiêu chuẩn cơ sở (TCCS), tài liệu yêu cầu kỹ thuật nào để tham chiếu, đánh giá chất lượng, đưa ra các yêu cầu cơ bản đối với một sản phẩm, dịch vụ bảo vệ trẻ em trên mạng theo các tiêu chuẩn được lượng hoá, phù hợp với xu hướng và quy định của Việt Nam.
Trước tình hình này, VNISA đã giao nhiệm vụ cho Câu lạc bộ Bảo vệ trẻ em Việt Nam trên không gian mạng (VCSC), tổ chức thuộc Hiệp hội, chủ trì biên soạn dự thảo tiêu chuẩn cơ sở có tên gọi TCCS 03:2024/VNISA “Yêu cầu kỹ thuật cơ bản đối với sản phẩm bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng” và các tài liệu liên quan. Dự thảo tiêu chuẩn đã được sự góp ý của các cơ quan, tổ chức có liên quan và được Hội đồng thẩm định TCCS của VNISA thông qua. Ngày 24/6/2024 Chủ tịch VNISA đã ký ban hành TCCS này.
Ông Nguyễn Thành Hưng, Chủ tịch Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam công bố Bộ tiêu chuẩn TCCS 03:2024/VNISA
Phát biểu tại sự kiện công bố TCCS, Chủ tịch Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam VNISA Nguyễn Thành Hưng cho biết: Thời gian vừa qua, Hiệp hội đã khuyến khích các đơn vị hội viên đầu tư nghiên cứu, phát triển các sản phẩm, dịch vụ bảo vệ trẻ em, tiến tới xây dựng hệ sinh thái các giải pháp bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng tại Việt Nam. Để góp phần nâng cao chất lượng các sản phẩm, dịch vụ bảo vệ trẻ em và hỗ trợ phát triển thị trường trong lĩnh vực này, Hiệp hội đã tổ chức xây dựng bộ tiêu chuẩn chất lượng đối với sản phẩm, dịch vụ bảo vệ trẻ em trên mạng.
Theo Chủ tịch VNISA, đây là bộ tiêu chuẩn đầu tiên về lĩnh vực này tại Việt Nam. Bộ tiêu chuẩn đã đưa ra các yêu cầu cơ bản đối với một sản phẩm, dịch vụ bảo vệ trẻ em trên mạng theo các tiêu chí được chi tiết hóa, phù hợp với trình độ tiến bộ khoa học công nghệ, đáp ứng được yêu cầu quản lý, sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp và thực tiễn thị trường sản phẩm, dịch vụ bảo vệ trẻ em tại Việt Nam và cũng thuận lợi cho quy trình đánh giá, cấp chứng nhận hợp chuẩn của Hiệp hội sau này. VNISA tin tưởng rằng bộ tiêu chuẩn sẽ là những định hướng để nghiên cứu, phát triển sản phẩm và được sự đón nhận của đông đảo các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và các chuyên gia hoạt động trong lĩnh vực bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng tại Việt Nam.
Bộ tiêu chuẩn TCCS 03:2024/VNISA được xây dựng với mục tiêu góp phần đánh giá chất lượng các sản phẩm, dịch vụ bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng; Xây dựng và thúc đẩy hệ sinh thái các sản phẩm, ứng dụng đáp ứng nhu cầu học tập, giải trí an toàn của trẻ em trên môi trường mạng theo tinh thần được nêu trong Quyết định 830/QĐ-TTg ngày 1/6/2021 phê duyệt Chương trình “Bảo vệ và hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh, sáng tạo trên môi trường mạng giai đoạn 2021 – 2025”; Tăng mức độ tiếp cận với các sản phẩm, dịch vụ, giải pháp đảm bảo an toàn cho trẻ em ở các trường học, gia đình.
Tiêu chuẩn TCCS 03:2024/VNISA quy định các yêu cầu cơ bản đối với sản phẩm bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng, bao gồm 5 nhóm: Yêu cầu về tài liệu; yêu cầu về tính năng; yêu cầu về tính tuân thủ và và đặc thù Việt Nam; yêu cầu về yếu tố an toàn thông tin của sản phẩm; yêu cầu về hiệu năng xử lý.
Phát biểu tại buổi lễ Ông Ngô Tuấn Anh, Phó Chủ tịch VNISA, Chủ nhiệm câu lạc bộ VCSC chủ trì soạn thảo tiêu chuẩn cho biết: “Đây là bộ Tiêu chuẩn chất lượng đầu tiên áp dụng đối với các sản phẩm, dịch vụ trong lĩnh vực bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng. Bộ Tiêu chuẩn được xây dựng dựa trên các xu hướng công nghệ mới nhất và cơ sở thực tiễn các sản phẩm, cũng như các quy định pháp lý tại Việt Nam hiện nay. Các yêu cầu nêu trong nội dung Tiêu chuẩn là căn cứ cho việc đánh giá chất lượng sản phẩm bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng. Đồng thời, khuyến khích các tổ chức, doanh nghiệp bổ sung thêm các yêu cầu ở cấp độ cao hơn nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ của mình”.
Theo đó, các đơn vị nộp đăng ký tham gia với VNISA về đạt tiêu chuẩn kỹ thuật đã được công bố và sẽ được công bố vào tháng 11 tới đây.
Toạ đàm “Xây dựng hệ sinh thái sản phẩm - dịch vụ Bảo vệ trẻ em trên mạng: Cơ hội và thách thức''.
Trong khuôn khổ sự kiện cũng diễn ra toạ đàm với chủ đề “Xây dựng hệ sinh thái sản phẩm - dịch vụ Bảo vệ trẻ em trên mạng: Cơ hội và thách thức” do ông Ngô Tuấn Anh, Phó Chủ tịch VNISA, Chủ nhiệm CLB VCSC chủ trì. Các diễn giả tham gia toạ đàm đến từ Trung tâm VNCERT/CC (Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT), Công ty công nghệ thông tin VNPT (VNPT-IT), Công ty An ninh mạng SCS, Công ty FPT Telecom cùng các chuyên gia trong lĩnh vực bảo vệ trẻ em đến từ tổ chức World Vision Việt Nam và ChildFund Việt Nam.
Theo đó, các diễn giả tham gia đã đưa ra nhiều đánh giá, nhận định về cơ hội, thách thức và đặc thù trong phát triển các sản phẩm, dịch vụ bảo vệ trẻ em trên mạng; trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp cũng như các định hướng trong xây dựng hệ sinh thái sản phẩm - dịch vụ bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng trong thời gian tới.
Ngọc Mai
10:00 | 08/05/2024
10:00 | 18/07/2024
09:00 | 28/06/2024
13:00 | 13/08/2024
13:00 | 25/07/2024
13:00 | 14/12/2023
09:00 | 12/12/2023
08:00 | 25/09/2024
Đại hội đại biểu Đảng bộ Ban Cơ yếu Trung ương lần thứ 3 nhiệm kỳ 1986-1988 được tổ chức tại Hà Nội diễn ra từ ngày 25-27/9/1986. Đồng chí Trần Hữu Đắc, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Bí thư Đảng ủy Khối 1 cơ quan Trung ương dự và phát biểu chỉ đạo Đại hội.
16:00 | 19/09/2024
Chỉ số an toàn thông tin mạng toàn cầu (Global Cybersecurity Index - GCI) 2024, được Liên minh Viễn thông quốc tế (ITU), cơ quan chuyên ngành của Liên hợp quốc công bố ngày 12/9/2024. Trong báo cáo, Việt Nam là 1 trong 46 quốc gia được xếp vào nhóm 1 về chỉ số an toàn thông tin toàn cầu của ITU năm 2024.
10:00 | 13/09/2024
Thông tin tại họp báo Chính phủ chiều 07/9, từ tháng 3 đến tháng 8/2024 Bộ Công an đã vô hiệu hóa hơn 400.000 website, tài khoản mạng xã hội nghi vấn hoạt động lừa đảo trực tuyến. Con số này cho thấy tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong thời gian qua diễn biến hết sức phức tạp.
14:00 | 11/09/2024
Theo thông tin từ Sở Thông tin và Truyền thông (TT&TT) tỉnh Quảng Ninh, thời gian gần đây, lợi dụng thiệt hại do bão số 3 (Yagi) gây ra tại tỉnh Quảng Ninh, đã xuất hiện fanpage trên mạng xã hội Facebook giả mạo Hội Chữ thập đỏ tỉnh Quảng Ninh để lừa đảo bằng cách kêu gọi quyên góp, ủng hộ người dân bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3. Sở khuyến cáo, người dân cần cảnh giác, không gửi tiền quyên góp, ủng hộ đồng bào bị thiệt vào các tài khoản không rõ nguồn gốc.
Trong 02 ngày 09 và 10/10, tại Hà Nội, Cục Cơ yếu Bộ Tổng Tham mưu tổ chức Hội nghị tập huấn nghiệp vụ công tác quản lý xây dựng lực lượng Cơ yếu Quân đội năm 2024. Thiếu tướng Hoàng Văn Quân, Cục trưởng Cục Cơ yếu Bộ Tổng tham mưu dự và chỉ đạo Hội nghị.
08:00 | 11/10/2024
Ngày 19/9/2024, tại Hà Nội, Chi hội Nhà báo Tạp chí An toàn thông tin đã tổ chức thành công Đại hội Chi hội nhiệm kỳ 2024 - 2027.
07:00 | 20/09/2024
Một vụ lừa đảo gây chấn động thị trường âm nhạc Mỹ và thế giới vừa bị phá vỡ. Cục Điều tra liên bang Mỹ (FBI) thông báo đã bắt giữ Michael Smith, 52 tuổi, một nhà sản xuất âm nhạc có tiếng tăm trên các nền tảng như Spotify, Amazon và Apple Music, với cáo buộc lừa dối và thu lợi bất chính hàng triệu USD tiền bản quyền bằng các bài hát do trí tuệ nhân tạo (AI) tạo ra.
13:00 | 09/10/2024