Chỉ số an toàn thông tin (ATTT) mạng toàn cầu (Global Cybersecurity Index - GCI) 2024, được Liên minh Viễn thông quốc tế (ITU), cơ quan chuyên ngành của Liên hợp quốc công bố ngày 12/9/2024. Trong báo cáo, Việt Nam là 1 trong 46 quốc gia được xếp vào nhóm 1 về chỉ số an toàn thông tin toàn cầu của ITU năm 2024.
GCI 2024 đánh giá các nỗ lực của các nước dựa trên 5 tiêu chí, thể hiện các cam kết ATTT mạng cấp quốc gia đó là: pháp lý, kỹ thuật, tổ chức, phát triển năng lực và hợp tác. ITU cũng thay đổi cách thức đánh giá nhằm tập trung tốt hơn vào sự tiến bộ của mỗi nước trong các cam kết bảo mật và tác động.
Các nước được xếp thành 5 nhóm, trong đó nhóm 1 là nhóm cao nhất, gồm 46 nước. Việt Nam nằm trong nhóm 1 với tổng điểm 99.74, trong đó bốn tiêu chí đạt tối đa 20 điểm là biện pháp pháp lý, biện pháp kỹ thuật, biện pháp tổ chức và biện pháp phối hợp. Tiêu chí phát triển năng lực đạt 19.74 điểm.
Ngày 20/9, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã ký Quyết định số 1013/QĐ-TTg lấy ngày 06/8 hằng năm là Ngày An ninh mạng Việt Nam.
Theo quyết định, Ngày An ninh mạng Việt Nam được tổ chức hằng năm nhằm đẩy nhanh tiến độ triển khai các nhiệm vụ về an ninh mạng quốc gia; nâng cao nhận thức của người dân toàn xã hội về vai trò, ý nghĩa và lợi ích của an ninh mạng. Đồng thời, thúc đẩy sự tham gia vào cuộc của cả hệ thống chính trị, hành động đồng bộ ở các cấp và sự tham gia của toàn dân bảo đảm sự hoạt động hiệu quả của công tác bảo đảm an ninh mạng.
Với vai trò là cơ quan mật mã quốc gia, Ban Cơ yếu Chính phủ (CYCP) đã chỉ đạo nghiên cứu và phát triển thuật toán mã khối dân sự mang tên MKV (Mã khối Việt Nam). MKV được xem như "trái tim" của các sản phẩm bảo mật và ATTT, bởi để làm chủ công nghệ, việc đầu tiên và quan trọng nhất là làm chủ thuật toán mật mã. Thuật toán MKV được thiết kế nhằm mục đích phát triển và chế tạo các sản phẩm bảo mật, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao trong việc bảo vệ thông tin và dữ liệu, đặc biệt phục vụ cho sự phát triển của nền kinh tế số và xã hội số.
Hiện tại chuẩn mật mã MKV đã được làm thủ tục trình Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đề nghị Bộ Khoa học và Công nghệ công bố tiêu chuẩn này. Sự ra đời của MKV không chỉ khẳng định tiềm lực và năng lực nghiên cứu của Việt Nam trong lĩnh vực mật mã mà còn đặt nền móng vững chắc cho việc chế tạo các sản phẩm bảo mật "Make in Vietnam", đưa Việt Nam trở thành một trong số ít các quốc gia có tiêu chuẩn mật mã riêng trên thế giới. Thuật toán này mở ra nhiều triển vọng hợp tác, phát triển với các đối tác trong và ngoài nước, góp phần thúc đẩy sự tiến bộ của ngành mật mã, đồng thời nâng cao vị thế của Việt Nam trên bản đồ công nghệ ATTT quốc tế.
Năm 2024 chứng kiến sự gia tăng mạnh mẽ của các cuộc tấn công mã độc tống tiền (ransomware), đặc biệt nhắm vào các doanh nghiệp lớn và cơ quan nhà nước, như Công ty chứng khoán VNDirect, Tổng Công ty Dầu Việt Nam và Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Bưu điện. Các nhóm tấn công thường sử dụng phần mềm độc hại để mã hóa dữ liệu của nạn nhân, sau đó yêu cầu khoản tiền chuộc bằng tiền điện tử nhằm khôi phục quyền truy cập.
Những vụ tấn công này đã tập trung vào các doanh nghiệp trọng yếu tại Việt Nam, gây ra thiệt hại lớn không chỉ về tài chính mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín và hoạt động của các tổ chức. Mặc dù không phải là hình thức tấn công mới, ransomware vẫn tiếp tục là mối đe dọa hàng đầu đối với cộng đồng doanh nghiệp, đòi hỏi sự chú trọng đặc biệt trong công tác bảo mật và phòng ngừa.
Chiến lược Dữ liệu Quốc gia đến năm 2030 đã được Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 142/ QĐ-TTg ngày 02/02/2024, với mục tiêu xây dựng hạ tầng dữ liệu mạnh mẽ, kết nối và chia sẻ an toàn, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội toàn diện. Dữ liệu, như một nguồn tài nguyên mới, đóng vai trò then chốt trong chuyển đổi số quốc gia, tạo ra giá trị mới và thúc đẩy sự phát triển bền vững của nền kinh tế.
Chiến lược hướng tới việc xây dựng hạ tầng kết nối 100% các trung tâm dữ liệu, từ đó tạo thành mạng lưới chia sẻ năng lực tính toán và xử lý dữ liệu lớn. Mục tiêu là hoàn thành Chính phủ số, với 100% cơ sở dữ liệu quốc gia được số hóa, kết nối và chia sẻ rộng rãi. Đặc biệt, trong lĩnh vực kinh tế - xã hội, chiến lược đặt ra mục tiêu hoàn thiện dữ liệu của các ngành trọng yếu như nông nghiệp, công nghiệp, năng lượng, du lịch, lao động, môi trường…
Mấu chốt trong chiến lược này là bảo đảm ATTT, với mục tiêu bảo vệ 100% cơ sở dữ liệu quan trọng theo mô hình bảo vệ 4 lớp, đồng thời triển khai các hoạt động bảo vệ an ninh mạng đối với hệ thống thông tin theo quy định của pháp luật về an ninh mạng.
Ngày 25/6/2024, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 68/2024/NĐ-CP quy định về chữ ký số chuyên dùng công vụ. Nghị định này quy định chi tiết về dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng công vụ; Việc cung cấp, quản lý, sử dụng chữ ký số chuyên dùng công vụ, chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ và dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng công vụ.
Nghị định quy định 9 dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng công vụ do Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng công vụ cung cấp; Thời hạn có hiệu lực của chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ; Điều kiện cấp mới chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ và Điều kiện gia hạn chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ.
Để nâng cao khả năng sẵn sàng ứng cứu, xử lý các sự cố tấn công mạng, Chính phủ và các cơ quan quản lý nhà nước đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, hướng dẫn, trong đó, chú trọng đến công tác tổ chức diễn tập bảo đảm ATTT mạng, nâng cao tính sẵn sàng khi có tình huống mất ATTT mạng.
Sáng 25/9, Trung tâm Công nghệ thông tin và Giám sát an ninh mạng, Ban CYCP đã phối hợp cùng Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam VNPT, Kaspersky Việt Nam, cùng các chuyên gia, cán bộ kỹ thuật trong Ban tổ chức diễn tập thực chiến đảm
bảo ATTT mạng cho hệ thống công nghệ thông tin. Thông qua quá trình diễn tập đã giúp phát hiện các điểm yếu các lỗ hổng bảo mật còn tồn tại, phát sinh trong quy trình sử dụng công nghệ, con người, từ đó kịp thời khắc phục, xử lý giúp cho các cơ quan, đơn vị thuộc Ban có những định hướng, kế hoạch nhằm nâng cao hiệu quả công tác đảm ATTT mạng cho những hệ thống thông tin trong thời gian tới.
Từ ngày 14 - 19/11/2024, Văn phòng Quốc hội đã phối hợp với Ban CYCP, Bộ Tư lệnh 86 (Bộ Quốc phòng), Bộ Thông tin và Truyền thông, Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội (Viettel) tổ chức Diễn tập thực chiến bảo đảm ATTT mạng tại Văn phòng Quốc hội năm 2024.
Ngày 21/11, tại Hội thảo và Triển lãm Ngày ATTT Việt Nam 2024 đã diễn ra Lễ khai trương Nền tảng diễn tập ATTT Việt Nam do Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp không gian mạng Việt Nam, Cục ATTT (Bộ TT&TT) chủ trì thực hiện. Nền tảng không chỉ giúp quản lý và tổ chức hoạt động này một cách chuyên nghiệp, mà còn số hóa quy trình, chuẩn hóa kỹ thuật và kết nối các chuyên gia với tổ chức ATTT. Với nền tảng này, Cục ATTT hướng tới nâng cao chất lượng và điều phối hiệu quả các hoạt động diễn tập trên toàn quốc.
Vào ngày 25/10, các chuyên gia an ninh mạng của Viettel Cyber Security đã giành ngôi vô địch Pwn2Own 2024 diễn ra tại Ireland. Viettel Cyber Security (VCS) đã khai thác thành công 9 lỗ hổng zero-day trên các sản phẩm của HP, Canon, Synology, QNAP Systems,… đạt tổng 33 điểm và phần thưởng hơn 200.000 USD. Đây là năm thứ hai liên tiếp Viettel vô địch Pwn2Own, khai thác được nhiều lỗ hổng nhất và cách biệt lớn so với đội xếp thứ hai. Các lỗ hổng được Viettel Cyber Security phát hiện cũng giúp các nhà sản xuất cải thiện tính bảo mật của thiết bị, tránh lọt lộ hình ảnh, dữ liệu của các cá nhân, doanh nghiệp sử dụng.
Thủ tướng Phạm Minh Chính đã gửi thư biểu dương các kỹ sư an ninh mạng của Viettel vì thành tích giành ngôi vô địch hai năm liên tiếp tại Pwn2Own, một trong những cuộc thi về an ninh mạng lớn nhất và có uy tín nhất trên thế giới.
Các đội sinh viên thuộc Học viện Kỹ thuật mật mã đã xuất sắc giành cả ba giải Nhất, Nhì, Ba tại cuộc thi “CSTV - Capture the flag 2023” được tổ chức vào ngày 06/01. Cuộc thi do Làng Công nghệ An ninh, ATTT thông tin tổ chức dành cho sinh viên các trường đại học trên toàn quốc.
Ngày 25/7, Trung tâm nâng cao năng lực an ninh mạng ASEAN - Nhật Bản phối hợp với Cơ quan an ninh mạng quốc gia Thái Lan tổ chức cuộc thi Sinh viên với ATTT ASEAN. Trong đó, các thí sinh tham gia đến từ Việt Nam đã giành 7 vị trí dẫn đầu cuộc thi với 2 vị trí dẫn đầu của sinh viên Đại học Bách khoa Hà Nội, 4 vị trí tiếp theo của sinh viên Đại học FPT và vị trí thứ 7 của sinh viên Đại học Bách khoa TP. Hồ Chí Minh.
Sáng 28/9, Học viện Kỹ thuật mật mã tổ chức cuộc thi “An toàn và Bảo mật thông tin toàn quốc CIS 2024”. Sự kiện đã thu hút sự tham gia của 29 đội tuyển đến từ 16 trường đại học trên cả nước. Sau 8 giờ thi đấu sôi nổi, quyết liệt, đội UIT.CoS đến từ Đại học Công nghệ thông tin, Đại học Quốc gia TP. HCM đã xuất sắc giành chức quán quân của cuộc thi.
Ngày 19/10, vòng Chung khảo cuộc thi Sinh viên với ATTT ASEAN năm 2024 diễn ra với sự có mặt của 56 đội Việt Nam và 27 đội thuộc 9 nước ASEAN. Kết quả giải Nhất thuộc về đội KMA. Orange đến từ Học viện Kỹ thuật mật mã. Đáng lưu ý, các giải Nhì cũng thuộc về các đội thi đến từ Học viện này.
Chiều ngày 22/11, tại Hạ Long, Cơ quan An ninh và Internet Hàn Quốc (KISA) tổ chức bế mạc và trao giải cuộc thi an ninh mạng “ASEAN Cyber Shield (ACS)” lần thứ 2. Cuộc thi cung cấp một nền tảng để các tài năng trong lĩnh vực an ninh mạng trình diễn. Đồng thời, đẩy mạnh sáng tạo đổi mới và hợp tác trong khu vực ASEAN. Kết thúc cuộc thi, đội tuyển của Trường ĐH Công nghệ thông tin (ĐH Quốc gia TP Hồ Chí Minh) đã xuất sắc giành giải Nhất ở bảng General và giải Nhất ở bảng Student. Học viện Kỹ thuật mật mã giành giải Nhì ở bảng Student.
GS. TS. Nguyễn Hiếu Minh, Phó Giám đốc Học viện Kỹ thuật mật mã phát biểu tại Hội thảo UEC Đông Nam Á lần thứ 11
Sáng ngày 07/9, tại Hà Nội, Hội thảo UEC Đông Nam Á lần thứ 11 đã diễn ra, với sự tham gia của các nhà khoa học và chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực ATTT, mật mã và công nghệ viễn thông. Sự kiện tập trung vào các lĩnh vực như ATTT, mật mã, công nghệ thông tin và viễn thông, những vấn đề đang trở thành trọng tâm trong bối cảnh thế giới ngày càng kết nối và phụ thuộc vào công nghệ.
Ngày 11/10/2024, tại Nha Trang, Hội thảo quốc gia lần thứ XXVII "Một số vấn đề chọn lọc của công nghệ thông tin và truyền thông" (VNICT 2024) đã diễn ra với sự tham gia của đông đảo các chuyên gia, nhà khoa học đến từ các tổ chức, viện nghiên cứu và các trường đại học trên khắp cả nước. Hội thảo được diễn ra trong 02 ngày với chủ đề chính là “Khoa học dữ liệu và ứng dụng”. Từ lần tổ chức đầu tiên đến nay, VNICT trở thành diễn đàn thường niên để những người làm công tác nghiên cứu, triển khai, giảng dạy và quản lý trong lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông trao đổi học thuật, chia sẻ kinh nghiệm ứng dụng và tìm kiếm sự hợp tác.
Hội thảo và Triển lãm Ngày ATTT Việt Nam 2024 với chủ đề “ATTT cho hạ tầng dữ liệu và nền tảng số quốc gia” được diễn ra ngày 22/11 đã khẳng định tầm quan trọng của việc bảo vệ dữ liệu trong quá trình chuyển đổi số tại Việt Nam. Sự kiện không chỉ giúp nâng cao nhận thức về an ninh mạng, mà còn tạo cơ hội để các doanh nghiệp, tổ chức và cơ quan chức năng cùng nhau trao đổi, hợp tác trong việc xây dựng một môi trường an toàn cho nền kinh tế số phát triển bền vững. Những giải pháp được chia sẻ tại Hội thảo sẽ là nền tảng quan trọng giúp bảo vệ an toàn dữ liệu và tạo niềm tin cho các giao dịch số.
Hội thảo quốc tế IEEE lần thứ nhất về mật mã và ATTT (VCRIS 2024) được tổ chức trong 02 ngày 03-04/12/2024 tại Học viện Kỹ thuật mật mã, Ban CYCP. VCRIS 2024 không chỉ là dấu mốc quan trọng đối với ngành mật mã và ATTT, mà còn là minh chứng cho sự phát triển vượt bậc của nền khoa học công nghệ Việt Nam, đồng thời củng cố vai trò của Ban CYCP trong việc thúc đẩy nghiên cứu và phát triển lĩnh vực này. Hội thảo cũng mở ra những cơ hội hợp tác nghiên cứu quốc tế, tạo động lực mạnh mẽ cho các nhà khoa học, đặc biệt là thế hệ nghiên cứu sinh trẻ, tiếp tục cống hiến cho sự nghiệp khoa học.
Tạp chí An toàn thông tin
16:00 | 23/09/2024
08:00 | 24/12/2024
11:00 | 05/12/2024
18:00 | 17/03/2025
Tiếp nối thành công của Hội thảo khoa học quốc tế VCRIS 2024 và nhân sự kiện Năm Quốc tế về Khoa học và Công nghệ Lượng tử (IYQ) 2025, kỷ niệm 100 năm ra đời của cơ học lượng tử, Hội thảo VCRIS 2025 sẽ được tổ chức với chủ đề về mật mã, an toàn thông tin và khoa học công nghệ lượng tử. Nằm trong khuôn khổ của Hội thảo, Trường thu về Lượng tử cũng được tổ chức hướng đến việc nâng cao nhận thức của các nhà khoa học, cán bộ, giảng viên, nghiên cứu viên về tầm quan trọng của khoa học lượng tử và các ứng dụng.
17:00 | 12/03/2025
Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu biến động do xung đột địa chính trị và cạnh tranh gia tăng, doanh nghiệp không chỉ phải tăng trưởng mà còn phải phát triển bền vững, Đảng ủy Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC) giữ vai trò lãnh đạo, định hướng chiến lược, hài hòa phát triển kinh tế với trách nhiệm xã hội, củng cố vị thế vững chắc trong nước và khu vực.
15:00 | 27/02/2025
Sáng 27/2, mạng xã hội Facebook xuất hiện lỗi nghiêm trọng trên bản trình duyệt. Người dùng không thể truy cập. Theo đó, khi truy cập vào website, thay vì các bài đăng quen thuộc, trên Facebook hiện lên thông báo: "Rất tiếc, đã xảy ra lỗi".
09:00 | 24/01/2025
Vụ bắt cóc các diễn viên Trung Quốc tại biên giới Thái Lan - Myanmar xảy ra gần đây là hồi chuông cảnh tỉnh về mức độ nguy hiểm của các hoạt động lừa đảo trực tuyến, đặc biệt là các hình thức lừa đảo tình cảm, dụ dỗ sang nước ngoài làm việc.
Ngay sau kỳ nghỉ Tết 2025, Tổng công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC) đã bắt tay vào công việc. Trên công trường các dự án đầu tư xây dựng lưới điện 110 kV, không khí làm việc luôn được tập trung cao độ với tinh thần làm việc xuyên ngày nghỉ.
14:00 | 14/03/2025
Đó là chủ đề của Khối thi đua 4 hệ Cơ yếu: Quân đội, Công an, Ngoại giao, Đảng - Chính quyền được phát động lại Lễ ký Giao ước thi đua năm 2025 diễn ra tại Hà Nội, ngày 7/3. Đồng chí Lê Anh Tuấn, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao đến dự và phát biểu tại Hội nghị.
12:00 | 08/03/2025
Hai năm sau sự xuất hiện của ChatGPT, mô hình trí tuệ nhân tạo (AI) DeepSeek của Trung Quốc đã ra mắt và mở ra cuộc đua phát triển AI giá rẻ trên toàn cầu.
09:00 | 07/03/2025