Tham gia tiếp đoàn có đồng chí Hoàng Văn Thức, Giám đốc Học viện Kỹ thuật mật mã, cùng đại diện Cục Chính trị - Tổ chức, Vụ Khoa học – Công nghệ, Tạp chí An toàn thông tin và đại diện lãnh đạo các Khoa, Phòng của Học viện. Về phía JAIST có Giáo sư Ogawa Mizuhito; Giáo sư Nguyễn Lê Minh đã đến thăm và làm việc với Học viện Kỹ thuật mật mã.
Tại buổi làm việc, đồng chí Hoàng Văn Thức, Giám đốc Học viện Kỹ thuật mật mã cho biết: Tháng 11/2022 vừa qua, Lãnh đạo Ban Cơ yếu Chính phủ đã có chuyến thăm và làm việc tại JAIST và đã thu được những kết quả đáng mừng. Tại đây, hai bên đã chính thức thiết lập mối quan hệ đối tác thông qua việc ký kết Thỏa thuận hợp tác và Thỏa thuận trao đổi sinh viên, đặt nền móng cho việc hợp tác lâu dài về trao đổi học thuật, hợp tác đào tạo và nghiên cứu khoa học. Hôm nay, Học viện Kỹ thuật mật mã rất vinh dự và vui mừng được đón các nhà khoa học từ JAIST đến thăm và làm việc tại Học viện.
Đồng chí Hoàng Văn Thức, Giám đốc Học viện Kỹ thuật mật mã phát biểu tại buổi làm việc
Trong khuôn khổ buổi làm việc, hai bên đã trao đổi về những nội dung hợp tác trong thời gian sắp tới, đồng thời khẳng định trên cơ sở mối quan hệ đã được xác lập, cũng như vị trí, tiềm năng, lợi thế và nhu cầu của mỗi bên sẽ đẩy mạnh các nội dung cụ thể như:
- Triển khai tổ chức Hội thảo quốc tế KSE tại Học viện Kỹ thuật mật mã vào ngày 18-20/10/2023.
- Tổ chức Trường thu cho sinh viên công nghệ thông tin và an toàn thông tin về trí tuệ nhân tạo, an toàn thông tin tại Học viện Kỹ thuật mật mã.
- Viện JAIST tuyển sinh viên, học viên sau đại học thực hiện học hết năm thứ nhất và sang JAIST để học các năm tiếp theo.
- Trao đổi về các nội dung của các nhóm nghiên cứu, thực tập sinh dưới ba tháng của Học viện Kỹ thuật mật mã sang JAIST để thực tập và nghiên cứu.
- Trao đổi học thuật chuyên đề về phân tích mã độc với nhóm nghiên cứu của khoa Công nghệ thông tin và các nhóm nghiên cứu liên quan; thảo luận các vấn đề về nghiên cứu khoa học tiềm năng giữa JAIST với các thành viên của nhóm.
Về phía JAIST, Giáo sư Ogawa Mizuhito chia sẻ: JAIST là một trường đại học công lập độc lập thực hiện nghiên cứu và giáo dục sau đại học trình độ Thạc sĩ và Tiến sĩ trong lĩnh vực khoa học và công nghệ, với mục tiêu đào tạo những người đi đầu tiên phong trong khoa học và công nghệ trong tương lai. Tính đến nay JAIST đã có hơn 300 sinh viên từ Việt Nam tốt nghiệp trình độ Thạc sĩ và Tiến sĩ. Bên cạnh đó, JAIST đã có trung tâm nghiên cứu AI và Giáo sư Nguyễn Lê Minh hiện đang là Giám đốc. Vì vậy, Giáo sư Ogawa Mizuhito mong rằng sau khi tình hình COVID-19 đã bớt căng thẳng sẽ là cơ hội tốt để hai đơn vị hiện thực hóa và triển khai các hoạt động hợp tác đã ký kết giữa hai bên.
Giáo sư Ogawa Mizuhito, Viện Khoa học Công nghệ tiên tiến Nhật Bản phát biểu tại buổi làm việc
Được biết trong thời gian tới, Hội thảo quốc tế KSE và Trường thu được tổ chức tại Học viện Kỹ thuật mật mã và được Tạp chí An toàn thông tin, Ban Cơ yếu Chính phủ bảo trợ truyền thông. Đồng thời các báo cáo tại Hội thảo sẽ được lựa chọn và đề xuất đăng trên Ấn phẩm Khoa học và Công nghệ trong lĩnh vực An toàn thông tin của Tạp chí, nhằm mở rộng quảng bá hình ảnh cũng như đưa những nghiên cứu, công trình khoa học tiêu biểu đến với các chuyên gia, nhà nghiên cứu trên cả nước.
Kết thúc buổi đón tiếp, đồng chí Hoàng Văn Thức đánh giá cao chuyến thăm và làm việc của đoàn đại biểu JAIST tại Học viện Kỹ thuật mật mã và mong muốn các dự định hợp tác sắp tới giữa Học viện và JAIST sẽ thành công tốt đẹp. Đặc biệt, năm 2023 đã đánh dấu mốc kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước Việt Nam – Nhật Bản. Sự kiện này sẽ là cơ hội để thúc đẩy hơn nữa quan hệ tốt đẹp giữa hai nước, giúp người dân hai nước ngày càng thấu hiểu và gần gũi nhau hơn.
Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm tại Học viện Kỹ thuật mật mã
Quốc Trường
16:00 | 14/12/2022
16:00 | 28/04/2023
17:00 | 29/12/2022
09:00 | 25/04/2023
09:00 | 30/12/2022
16:00 | 28/04/2023
22:00 | 22/11/2023
Chiều ngày 22/11, tại Hà Nội, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao và Ban Cơ yếu Chính phủ đã tổ chức Lễ Ký kết Quy chế phối hợp giữa hai đơn vị trong công tác cơ yếu, bảo mật và an toàn thông tin giai đoạn 2024 - 2030, nhằm cụ thể hoá các nội dung, nhiệm vụ và công việc trong thời gian tới.
11:00 | 21/11/2023
Sáng 20/11, tại Hà Nội, Học viện Kỹ thuật mật mã, Ban Cơ yếu Chính phủ đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 41 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2023). Đại tá Nguyễn Hữu Hùng, Phó Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ tới dự và phát biểu chúc mừng.
17:00 | 08/11/2023
Sáng ngày 08/11, tại Hà Nội, Tạp chí An toàn thông tin đã tổ chức Hội nghị Hội đồng biên tập (HĐBT) Ấn phẩm An toàn thông tin năm 2023. Đồng chí Nguyễn Hữu Hùng, Phó Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ, Chủ tịch Hội đồng biên tập Ấn phẩm đã tham dự và chủ trì Hội nghị.
10:00 | 15/09/2023
Mới đây, Microsoft đưa ra thông báo, công ty sẽ chịu trách nhiệm pháp lý nếu người dùng bị kiện vì vi phạm bản quyền khi sử dụng dịch vụ AI Copilot của công ty.
Khoảng giữa năm 1995, cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (National Security Agency - NSA) bắt đầu công bố hàng nghìn thông điệp được giải mật từ dự án VENONA. Đó là các thông điệp được truyền trong hoạt động ngoại giao và hoạt động tình báo của Liên Xô được trao đổi từ năm 1940. Trong đó, có chứa các thông tin liên quan đến Cơ quan tình báo trung ương Liên Xô (Komitet Gosudarstvennoy Bezopasnosti - KGB), Cơ quan Tình báo Quân đội Nga (Glavnoye Razvedyvatel’noye Upravleniye - GRU), Cơ quan Dân ủy Nội vụ (Narodnyy Komissariat Vnutrennikh Del - NKVD)…. Đây là kết quả hợp tác truyền thông tình báo của Mỹ, Anh và một số nước đồng minh. Bài viết dưới đây trình bày khái quát các kết quả chính và nguyên nhân thám mã thành công của dự án VENONA.
15:00 | 30/12/2018
Chiều ngày 16/11, tại Hà Nội, Thiếu tướng Vũ Ngọc Thiềm, Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ và Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc Hội Nguyễn Mạnh Hùng đồng chủ trì buổi Lễ Ký kết Quy chế phối hợp giữa Văn phòng Quốc hội và Ban Cơ yếu Chính phủ trong công tác bảo mật, an toàn thông tin của Văn phòng Quốc hội.
09:00 | 17/11/2023
Ngày 27/11, các hướng dẫn bảo mật về trí tuệ nhân tạo (AI) đã được Cơ quan An ninh mạng và Cơ sở hạ tầng Mỹ (CISA) và Trung tâm An ninh mạng Quốc gia Vương quốc Anh (NCSC) công bố với sự thông qua của 16 quốc gia khác.
10:00 | 06/12/2023