Cụ thể, ngày 24/2 Anonymous đã đưa ra một thông báo trên Twitter cho biết đang tham gia vào một cuộc “chiến tranh mạng” chống lại chính phủ Nga. Một số trang web đã bị Anonymous không cho truy cập hoặc làm chậm lại, bao gồm các trang web của chính phủ Nga, Điện Kremlin, Duma và Bộ Quốc phòng.
Ngoài RT[.]com, nhóm tin tặc này cũng đã thực hiện các cuộc tấn công từ chối dịch vụ phân tán nhằm vào trang web các nhà cung cấp dịch vụ internet của Nga, như Com2Com, Relcom, Sovam Teleport và PTT-Teleport Moscow. Hiện tại, hầu hết các trang web này đã khôi phục.
Cùng với đó, nhiều tài khoản Anonymous khác nhau đã được tìm thấy bằng cách sử dụng các nhãn bắt đầu bằng #OpRussia và #OpKremlin trên Twitter, tương tự như chiến dịch #OpISIS đã được phát động trước đó trong một nỗ lực nhằm triệt hạ các nỗ lực tuyên truyền trực tuyến của tổ chức khủng bố.
Cuộc tấn công của Anonymous diễn ra sau khi Ukraine tuyên bố rằng Nga đứng sau các cuộc tấn công mạng lớn nhằm vào các trang web của chính phủ nước này và một số ngân hàng cũng như các công ty công nghệ thông tin khác.
Hãng Reuters đưa tin, giới chức Ukraine đã kêu gọi các tin tặc cùng hành động để giúp bảo vệ cơ sở hạ tầng quan trọng, cũng như thực hiện các nhiệm vụ tình báo trên không gian mạng, nhằm vào quân đội Nga.
"Chúng tôi đang tạo ra một đội quân công nghệ thông tin, sẽ có nhiệm vụ cho tất cả mọi người", ông Fedorov thông báo trên mạng xã hội Twitter, đính kèm một kênh trên ứng dụng nhắn tin mã hóa Telegram công khai danh sách các trang web nổi tiếng tại Nga.
Kênh Telegram này đã liệt kê các trang web 31 doanh nghiệp và tổ chức nhà nước lớn của Nga, trong đó có tập đoàn năng lượng khổng lồ Gazprom, nhà sản xuất dầu lớn thứ hai của Nga Lukoil, ba ngân hàng và một số trang web của chính phủ.
Kremlin.ru, trang web chính thức của Điện Kremlin và Văn phòng Tổng thống Nga Vladimir Putin, đã rơi vào tình trạng ngoại tuyến sau một cuộc tấn công hôm 26/2/2022.
Theo công ty an ninh mạng ESET, các chuyên gia cho hay, đã phát hiện một phần mềm xóa dữ liệu độc hại lưu hành ở Ukraine vào tuần trước tấn công hàng trăm máy tính, kể cả thiết bị của một số cơ quan chính phủ và tổ chức tài chính.
Tuần trước, Anh và Mỹ nghi ngờ tin tặc ở Nga đã tiến hành hàng loạt cuộc tấn công từ chối dịch vụ (DdoS) tại Ukraine, đánh sập các trang web ngân hàng và chính phủ Ukraine một thời gian ngắn trước khi Moskva mở chiến dịch quân sự tại Ukraine. Phía Nga đã bác bỏ những cáo buộc trên.
Cùng ngày, Bộ Quốc phòng Nga cho biết thông tin lan truyền trên mạng xã hội rằng nhóm Anonymоus đã tấn công trang chủ của cơ quan này và lấy được thông tin cá nhân của binh sĩ là tin giả mạo.
Bộ Quốc phòng Nga khẳng định, tất cả các thiết bị phần cứng và mềm liên quan đến hệ thống máy chủ của Bộ Quốc phòng Nga vẫn hoạt động bình thường và hệ thống này không lưu trữ dữ liệu cá nhân của các binh sĩ hay nhân viên bộ.
Tuệ Minh
13:00 | 25/02/2022
10:00 | 03/03/2022
14:00 | 04/03/2022
13:00 | 10/03/2022
10:00 | 19/04/2022
10:00 | 20/01/2022
14:00 | 02/03/2022
10:00 | 02/03/2022
10:00 | 02/03/2022
14:00 | 03/08/2020
08:00 | 21/02/2022
15:00 | 10/01/2025
Theo báo cáo từ khảo sát của Hiệp hội An ninh mạng quốc gia, 46,15% cơ quan, doanh nghiệp tại Việt Nam đã bị tấn công mạng trong năm vừa qua.
15:00 | 17/12/2024
Nhà chức trách Pháp đã phạt Orange, nhà mạng lớn nhất của nước này 50 triệu Euro (53 triệu USD) do gửi quảng cáo không mong muốn cho hàng triệu khách hàng dưới hình thức thư điện tử (email).
16:00 | 06/12/2024
Với việc đưa Telegram vào danh sách hợp tác, Ủy ban tiêu chuẩn truyền thông Hàn Quốc có thể yêu cầu nền tảng này xử lý các nội dung xấu, độc như bóc lột tình dục và ma túy.
07:00 | 02/12/2024
GenAI hay AI tạo sinh đang nhanh chóng thay đổi quy trình phát triển phần mềm bằng cách tự động hóa các tác vụ mà trước đây các nhà phát triển phải mất hàng giờ, thậm chí hàng ngày để hoàn thành, giúp tăng cường hiệu quả và năng suất. Thế nhưng, nhiều tổ chức cho rằng chính vì sự phụ thuộc vào GenAI có thể gây ra một số mối lo ngại đối với các nhà phát triển phần mềm và phát sinh nhiều vấn đề liên quan đến bảo mật.
Khoảng giữa năm 1995, cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (National Security Agency - NSA) bắt đầu công bố hàng nghìn thông điệp được giải mật từ dự án VENONA. Đó là các thông điệp được truyền trong hoạt động ngoại giao và hoạt động tình báo của Liên Xô được trao đổi từ năm 1940. Trong đó, có chứa các thông tin liên quan đến Cơ quan tình báo trung ương Liên Xô (Komitet Gosudarstvennoy Bezopasnosti - KGB), Cơ quan Tình báo Quân đội Nga (Glavnoye Razvedyvatel’noye Upravleniye - GRU), Cơ quan Dân ủy Nội vụ (Narodnyy Komissariat Vnutrennikh Del - NKVD)…. Đây là kết quả hợp tác truyền thông tình báo của Mỹ, Anh và một số nước đồng minh. Bài viết dưới đây trình bày khái quát các kết quả chính và nguyên nhân thám mã thành công của dự án VENONA.
15:00 | 30/12/2018
Vụ bắt cóc các diễn viên Trung Quốc tại biên giới Thái Lan - Myanmar xảy ra gần đây là hồi chuông cảnh tỉnh về mức độ nguy hiểm của các hoạt động lừa đảo trực tuyến, đặc biệt là các hình thức lừa đảo tình cảm, dụ dỗ sang nước ngoài làm việc.
09:00 | 24/01/2025
Trân trọng kính mời các chuyên gia, các cán bộ giảng dạy, nhà nghiên cứu tham gia viết bài cho Hội thảo Khoa học quốc gia “Khoa học tự nhiên và Ứng dụng trong thời đại số” do Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông phối hợp với Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật Hưng Yên và Trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp tổ chức. Hội thảo dự kiến tổ chức vào ngày 06/6/2025 tại Hà Nội.
16:00 | 22/01/2025