Thứ trưởng Lương Tam Quang phát biểu tại Phiên họp
Cùng dự có đồng chí Nguyễn Huy Dũng, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông; Thiếu tướng Vũ Ngọc Thiềm, Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phù; cùng đông đảo các thành viên Ban chấp hành Hiệp hội.
Phát biểu tại Phiên họp, Trung tướng Nguyễn Minh Chính, Cục trưởng Cục An ninh mạng và Phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao Bộ Công an, Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội An ninh mạng quốc gia đã báo cáo hoạt động của Hiệp hội từ sau đại hội đến nay. Theo đó, ngay sau khi Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ nhất được tổ chức thành công vào ngày 8/9/2023, Hiệp hội đã hoàn thiện các thủ tục pháp lý liên quan để đưa Hiệp hội đi vào hoạt động. Ngày 17/11/2023, Bộ Nội vụ đã có Quyết định số 937/QĐ-BNV phê duyệt Điều lệ Hiệp hội an ninh mạng quốc gia. Đã xây dựng dự thảo các văn bản phục vụ hoạt động của Hiệp hội, chuẩn bị các điều kiện hoạt động của Văn phòng Hiệp hội và dự kiến các nhiệm vụ trọng tâm triển khai trong thời gian tới…
Tại Phiên họp, các đại biểu đã biểu quyết kiện toàn bộ máy tổ chức nhân sự Ban Chấp hành Hiệp hội, bầu bổ sung đồng chí Nguyễn Huy Dũng, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông vào Ban Chấp hành Hiệp hội và được bầu là Phó Chủ tịch Hiệp hội nhiệm kỳ 2023-2028.
Dưới sự chủ trì của Thứ trưởng Lương Tam Quang, Ban chấp hành Hiệp hội đã thảo luận, cho ý kiến và thông qua 7 văn bản, có thể kể đến: Đề án tổ chức các Ban chuyên môn trực thuộc Hiệp hội, Kế hoạch hoạt động năm 2024 và những nhiệm vụ trọng tâm cần triển khai…
Đa số các ý kiến của thành viên Ban chấp hành đều cho rằng, cần tập trung phát triển nguồn nhân lực an ninh mạng trong thời gian tới trước bối cảnh thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao như hiện nay. Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Huy Dũng hiến kế, Hiệp hội sẽ chủ trì tổ chức các cuộc thi về an ninh mạng cấp quốc gia cho các em học sinh, sinh viên. Từ đó, khơi dậy, tạo nguồn nhân lực đầu vào cho lĩnh vực này. Còn theo Thiếu tướng Bạch Thành Định, Nguyên Phó Giám đốc CATTP Hà Nội cho rằng, cần xây dựng mạng lưới liên kết các chuyên gia an ninh thông tin có khả năng hoạt động trên không gian mạng, nhằm xây dựng lực lượng chuyên trách, huy động sức mạnh khi cần thiết.
Các đại biểu biểu quyết thông qua các văn bản tại Phiên họp
Dưới sự nhất trí 100%, Ban chấp hành Hiệp hội đã thông qua 07 văn bản, đây là những văn bản pháp lý quan trọng, là cơ sở cho hoạt động của Hiệp hội trong thời gian tới.
Phiên họp cũng nhất trí thông qua việc phân công nhiệm vụ Ban chấp hành Hiệp hội. Trong đó, Thiếu tướng Vũ Ngọc Thiềm, Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ sẽ chỉ đạo, định hướng nội dung hoạt động của Ban nghiên cứu, tư vấn chính sách, pháp luật; đóng góp trong việc xây dựng và tổ chức các hoạt động chuyên môn của Ban. Ban nghiên cứu, tư vấn chính sách, pháp luật là một trong bốn Ban chuyên môn quan trọng của Hiệp hội, chịu trách nhiệm đề xuất, tham mưu cho Ban chấp hành và Ban thường vụ Hiệp hội về hoạt động chuyên môn.
Thiếu tướng Vũ Ngọc Thiềm, Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ (ngoài cùng bên phải) tham gia Phiên họp lần thứ nhất
Phát biểu kết luận phiên họp, Thứ trưởng Lương Tam Quang biểu dương, đánh giá cao sự nỗ lực của Ban Thư ký, Văn phòng Hiệp hội trong thời gian qua. Nhấn mạnh một số phương hướng và vấn đề trọng tâm triển khai hoạt động của Hiệp hội năm 2024, đồng chí Thứ trưởng đề nghị Ban chấp hành Hiệp hội An ninh mạng quốc gia cần khẩn trương hoàn thiện bộ máy tổ chức và nhân sự của Hiệp hội theo đề án tổ chức các ban chuyên môn trực thuộc Hiệp hội. Sớm triển khai hoạt động và phát huy vai trò trung tâm của Viện nghiên cứu, tư vấn chính sách, pháp luật về an ninh mạng; Trung tâm nghiên cứu công nghệ, đánh giá, chứng nhận, kiểm định về an ninh mạng; mạng lưới đào tạo, huấn luyện an ninh mạng...
Ban chấp hành Hiệp hội an ninh mạng quốc gia cần bám sát kế hoạch hoạt động năm 2024, triển khai ngay một số nhiệm vụ trọng tâm; xác định lộ trình và phương án triển khai tối ưu, có sự phân công cụ thể, khoa học, huy động được trí tuệ của tập thể và mạng lưới kết nối trong Hiệp hội. Trong đó, Hiệp hội cần phối hợp với các cơ quan liên quan triển khai chiến dịch tuyên truyền phòng, chống tội phạm mạng…
Thứ trưởng Lương Tam Quang yêu cầu Hiệp hội An ninh mạng quốc gia đề xuất, phối hợp xây dựng các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia về an ninh mạng phù hợp với định hướng chiến lược và các chính sách an ninh mạng của Việt Nam. Tổ chức các chương trình hỗ trợ hội viên và các tổ chức, doanh nghiệp có liên quan trong việc triển khai các văn bản chính sách, pháp luật, kỹ năng, nhận thức, kiến thức về an ninh mạng. Sớm tổ chức bình chọn sản phẩm dịch vụ an ninh mạng tốt nhất năm 2024 để có sự ghi nhận, nâng tầng các sản phẩm dịch vụ an ninh mạng của Việt Nam, thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực công nghiệp an ninh mạng…
Nhân dịp này, Thứ trưởng Lương Tam Quang đã trao Kỷ niệm chương, Giấy chứng nhận cho các thành viên Ban Chấp hành
Ngọc Mai
16:00 | 06/12/2024
09:00 | 13/02/2024
16:00 | 04/12/2024
12:00 | 26/02/2025
Trong khảo sát Toàn cầu về An toàn Trực tuyến, Microsoft đã tìm hiểu quan điểm của người dùng về trí tuệ nhân tạo (AI), cách họ sử dụng công nghệ này và khả năng nhận diện nội dung do AI tạo ra.
09:00 | 24/02/2025
Trong tháng 1/2025, hệ thống của Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (NCSC) thuộc Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT đã phát hiện 72 website giả mạo thương hiệu với mục đích lừa đảo được phát tán trên không gian mạng.
11:00 | 19/02/2025
Hội nghị thượng đỉnh về trí tuệ nhân tạo (AI) diễn ra tại Paris cho thấy những nỗ lực kiềm chế sự phát triển của trí tuệ nhân tạo (AI) đã hạ nhiệt.
22:00 | 26/01/2025
Năm 2024 ghi dấu nhiều chuyển biến trong lĩnh vực bảo mật và an toàn thông tin tại Việt Nam. Dù đạt được những bước tiến trong việc củng cố hệ thống phòng thủ thì các tổ chức, doanh nghiệp vẫn phải đối mặt với thách thức từ các cuộc tấn công mạng ngày càng tinh vi. Tuy nhiên, với sự hợp tác chặt chẽ giữa các cơ quan, tổ chức và người dùng, cùng với những bài học kinh nghiệm quý báu sẽ là nền tảng cho các bước tiến đột phá về an ninh mạng năm 2025. Tạp chí An toàn thông tin kính mời quý vị điểm qua 10 sự kiện nổi bật định hình bức tranh an ninh mạng Việt Nam năm qua.
Khoảng giữa năm 1995, cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (National Security Agency - NSA) bắt đầu công bố hàng nghìn thông điệp được giải mật từ dự án VENONA. Đó là các thông điệp được truyền trong hoạt động ngoại giao và hoạt động tình báo của Liên Xô được trao đổi từ năm 1940. Trong đó, có chứa các thông tin liên quan đến Cơ quan tình báo trung ương Liên Xô (Komitet Gosudarstvennoy Bezopasnosti - KGB), Cơ quan Tình báo Quân đội Nga (Glavnoye Razvedyvatel’noye Upravleniye - GRU), Cơ quan Dân ủy Nội vụ (Narodnyy Komissariat Vnutrennikh Del - NKVD)…. Đây là kết quả hợp tác truyền thông tình báo của Mỹ, Anh và một số nước đồng minh. Bài viết dưới đây trình bày khái quát các kết quả chính và nguyên nhân thám mã thành công của dự án VENONA.
15:00 | 30/12/2018
Ngay sau kỳ nghỉ Tết 2025, Tổng công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC) đã bắt tay vào công việc. Trên công trường các dự án đầu tư xây dựng lưới điện 110 kV, không khí làm việc luôn được tập trung cao độ với tinh thần làm việc xuyên ngày nghỉ.
14:00 | 14/03/2025
Hai năm sau sự xuất hiện của ChatGPT, mô hình trí tuệ nhân tạo (AI) DeepSeek của Trung Quốc đã ra mắt và mở ra cuộc đua phát triển AI giá rẻ trên toàn cầu.
09:00 | 07/03/2025