Trung tướng Lương Tam Quang,Thứ trưởng Bộ Công an phát biểu.
Chiều 7/10, Hội nghị Bộ trưởng ASEAN về an ninh mạng lần thứ 5 (AMCC-5) do Singapore chủ trì đã diễn ra theo hình thức trực tuyến. Đoàn Việt Nam do Trung tướng Lương Tam Quang, Thứ trưởng Bộ Công an làm trưởng đoàn tham dự hội nghị.
Trong khuôn khổ hội nghị, đại diện các nước đã thảo luận về hai chủ đề quan trọng, gồm kế hoạch thực hiện các chuẩn mực ứng xử trên không gian mạng và hướng dẫn về các lĩnh vực cụ thể, trọng tâm đối với các nước thành viên ASEAN; thảo luận, xác định các lĩnh vực hợp tác và nâng cao năng lực nhằm củng cố năng lực bảo vệ mạng với trọng tâm là các biện pháp bảo vệ cơ sở hạ tầng trọng yếu về mạng được triển khai xuyên biên giới và đóng vai trò như xương sống đối với kết nối, giao thương cấp khu vực.
Khai mạc hội nghị, Bộ trưởng Truyền thông và Thông tin, kiêm Bộ trưởng phụ trách An ninh mạng Singapore S. Iswaran, chủ trì hội nghị, nhấn mạnh bất chấp những thiệt hại kinh tế đáng kể do dịch COVID-19 gây ra, khu vực Đông Nam Á vẫn duy trì vị trí ổn định để tận dụng sự phát triển của công nghệ số. Song nền tảng kinh tế kỹ thuật số phát triển cũng khởi tạo những mối đe dọa âm thầm mang tên “tấn công mạng."
“Một cơ sở hạ tầng kỹ thuật số an toàn và bảo mật cần phải được xây dựng, tạo nền tảng cho tham vọng phát triển kinh tế kỹ thuật số trong khu vực," ông S. Iswaran nhấn mạnh. Do đó, điều quan trọng hơn bao giờ hết đối với ASEAN lúc này là cùng nhau giải quyết thách thức an ninh mạng một cách tổng thể, bền vững trên tinh thần cùng phối hợp.
Đồng tình với nhận định này, Tổng Thư ký ASEAN Dato Lim Jock Hoi cho rằng, đại dịch COVID-19 đã thay đổi cách chúng ta sống và làm việc. Quá trình chuyển đổi kỹ thuật số đã hiện diện trên mọi lĩnh vực và trụ cột của ASEAN, các hình thức học hay làm việc trực tuyến, mua sắm trực tuyến đã trở thành một phần của trạng thái “bình thường mới."
Quang cảnh Hội nghị
Trên thực tế, công nghệ số đã mở đường cho việc mở cửa lại nền kinh tế một cách an toàn và bền vững. Nhưng, sự phụ thuộc của chúng ta vào công nghệ số cũng ngày càng gia tăng, kéo theo yêu cầu tăng cường đảm bảo tính bảo mật của hệ thống dữ liệu mạng và cơ sở hạ tầng thông tin trọng yếu.
Do đó, theo ông Lim Jock Hoi, việc thúc đẩy hợp tác khu vực trong lĩnh vực an ninh mạng trở nên quan trọng, giúp phát huy động lực của các nước thành viên để hoàn thiện Khung phục hồi tổng thể ASEAN hậu COVID-19, đảm bảo mục tiêu phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật số nội khối có khả năng phục hồi và bảo mật toàn diện.
Việt Nam tham gia tích cực và có trách nhiệm trong hợp tác ASEAN về đảm bảo an ninh mạng
Phát biểu tại hội nghị, Trung tướng Lương Tam Quang, Thứ trưởng Bộ Công an, thay mặt đoàn đại biểu Việt Nam chia sẻ Việt Nam nhận thấy sự cần thiết và tầm quan trọng của việc xây dựng các quy tắc ứng xử có trách nhiệm trên không gian mạng nhằm góp phần duy trì một không gian mạng lành mạnh, an toàn và giúp cho việc bảo đảm an ninh, an toàn thông tin hiệu quả hơn, nhất là khi thế giới và khu vực đang chứng kiến sự thay đổi to lớn của quá trình chuyển đổi kỹ thuật số trong thời kỳ dịch COVID-19.
Chính phủ Việt Nam đã giao Bộ Công an chủ trì xây dựng, hoàn thiện khuôn khổ pháp luật về an ninh mạng theo hướng phù hợp với các tiêu chuẩn, chuẩn mực của khu vực và quốc tế, tạo thuận lợi cho công tác bảo đảm an ninh mạng, phòng, chống tội phạm mạng tại Việt Nam cũng như quá trình hợp tác quốc tế để duy trì hòa bình, ổn định trên không gian mạng.
Thứ trưởng Lương Tam Quang cho biết Việt Nam đang triển khai “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030" với mục tiêu đưa Việt Nam vào nhóm 50 nước dẫn đầu về Chính phủ điện tử (EGDI). Trong quá trình chuyển đổi số này, an ninh, an toàn thông tin mạng là yếu tố then chốt tạo ra môi trường an toàn cho chuyển đổi số.
Bộ Công an Việt Nam đã chú trọng tăng cường tiềm lực an ninh mạng để bảo vệ các hạ tầng thông tin trọng yếu thông qua việc đẩy mạnh đào tạo, nâng cao trình độ, năng lực cho lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng; nghiên cứu, phát triển, ứng dụng các phần mềm, thiết bị công nghệ hiện đại phục vụ cho công tác bảo vệ cơ sở hạ tầng thông tin trọng yếu; tăng cường chia sẻ kinh nghiệm, hợp tác quốc tế với các nước trong khu vực và quốc tế để kịp thời ứng phó với các sự cố tấn công vào các cơ sở hạ tầng thông tin này.
"Là một nước thành viên ASEAN, Việt Nam cam kết tham gia tích cực và có trách nhiệm trong các cơ chế hợp tác ASEAN về đảm bảo an ninh, an toàn không gian mạng," Thứ trưởng Lương Tam Quang nhấn mạnh.
Nguyệt Thu
TTXVN/Vietnam+
14:00 | 01/03/2021
09:00 | 04/01/2022
11:00 | 03/09/2024
Tổng công ty Bưu điện Việt Nam - Vietnam Post vừa đưa ra cảnh báo về các fanpage mạo danh Cuộc thi Viết thư quốc tế UPU. Fanpage mạo danh đã đăng các cuộc thi giả mạo với giải thưởng hấp dẫn nhằm lừa đảo dẫn dụ học sinh, phụ huynh đăng ký để đánh cắp thông tin và tài sản.
20:00 | 31/08/2024
Ngày 23/8, tại TP. Hồ Chí Minh, Cục An toàn thông tin – Bộ Thông tin và Truyền thông, Sở Thông tin và Truyền thông Tp. Hồ Chí Minh và Hiệp hội An toàn Thông tin Việt Nam – Chi hội phía Nam (VNISA phía Nam) phối hợp đồng tổ chức Hội thảo và Triển lãm An toàn thông tin khu vực phía Nam 2024 với chủ đề “Đảm bảo an toàn thông tin cho hạ tầng số, dữ liệu số và kinh tế số trước tội phạm mạng”.
16:00 | 07/08/2024
Sáng ngày 07/8/2024, tại Hà Nội, Tạp chí An toàn thông tin đã tổ chức Hội nghị Hội đồng biên tập Ấn phẩm An toàn thông tin năm 2024. Đồng chí Thiếu tướng, TS. Nguyễn Hữu Hùng, Phó Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ, Chủ tịch Hội đồng biên tập Ấn phẩm An toàn thông tin chủ trì Hội nghị. Tham dự Hội nghị có các đồng chí trong Hội đồng biên tập Ấn phẩm An toàn thông tin; đại diện lãnh đạo một số cơ quan, đơn vị thuộc Ban và cán bộ thuộc Tạp chí An toàn thông tin.
13:00 | 01/08/2024
Một loạt công ty công nghệ hàng đầu thế giới bị cáo buộc đã huấn luyện các mô hình AI của họ trên dữ liệu của hơn 173.000 video trên YouTube mà không xin phép.
Khoảng giữa năm 1995, cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (National Security Agency - NSA) bắt đầu công bố hàng nghìn thông điệp được giải mật từ dự án VENONA. Đó là các thông điệp được truyền trong hoạt động ngoại giao và hoạt động tình báo của Liên Xô được trao đổi từ năm 1940. Trong đó, có chứa các thông tin liên quan đến Cơ quan tình báo trung ương Liên Xô (Komitet Gosudarstvennoy Bezopasnosti - KGB), Cơ quan Tình báo Quân đội Nga (Glavnoye Razvedyvatel’noye Upravleniye - GRU), Cơ quan Dân ủy Nội vụ (Narodnyy Komissariat Vnutrennikh Del - NKVD)…. Đây là kết quả hợp tác truyền thông tình báo của Mỹ, Anh và một số nước đồng minh. Bài viết dưới đây trình bày khái quát các kết quả chính và nguyên nhân thám mã thành công của dự án VENONA.
15:00 | 30/12/2018
Kaspersky sẽ ngừng cung cấp dịch vụ tại Mỹ do lệnh cấm của chính phủ, với khoảng một triệu khách hàng của họ sẽ được chuyển sang phần mềm chống mã độc UltraAV thuộc sở hữu của Pango. Việc này đánh dấu bước chuyển giao lớn trong thị trường an ninh mạng tại Hoa Kỳ.
08:00 | 18/09/2024
Ngày 10/9 vừa qua, Microsoft đã tổ chức một hội nghị thượng đỉnh để thảo luận về các bước cải thiện hệ thống an ninh mạng, sau khi bản cập nhật phần mềm bị lỗi từ CrowdStrike đã gây ra sự cố gián đoạn công nghệ thông tin phạm vi toàn cầu vào tháng 7.
09:00 | 17/09/2024