Thượng tướng Nguyễn Tân Cương, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng chủ trì buổi lễ.
Dự buổi lễ còn có các đồng chí Phó tổng Tham mưu trưởng QĐND Việt Nam: Trung tướng Huỳnh Chiến Thắng, Ủy viên Trung ương Đảng; Thượng tướng Phùng Sĩ Tấn; Thiếu tướng Phạm Trường Sơn. Các đồng chí lãnh đạo các cơ quan chức năng Bộ Quốc phòng, các tổng cục, học viện nhà trường trong quân đội dự buổi lễ.
Phát biểu tại buổi lễ, nhân dịp kỷ niệm 40 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2022), Thượng tướng Nguyễn Tân Cương thay mặt Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng gửi tới các đại biểu, các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục trong quân đội lời chúc mừng tốt đẹp nhất; chúc mừng các GS, PGS vừa được Hội đồng GS Nhà nước công nhận và 81 nhà giáo quân đội được tặng danh hiệu giảng viên dạy giỏi, giáo viên dạy giỏi cấp Bộ Quốc phòng năm 2022.
Thượng tướng Nguyễn Tân Cương phát biểu tại buổi Lễ
Thượng tướng Nguyễn Tân Cương nhấn mạnh: “Tôn sư trọng đạo” là truyền thống quý báu của dân tộc ta. Từ ngàn xưa, nghề dạy học đã luôn được cả xã hội tôn vinh là nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Người thầy giáo tốt - thầy giáo xứng đáng là thầy giáo - là người vẻ vang nhất. Dù tên tuổi không đăng trên báo, không được nhận thưởng huân chương, song người thầy giáo tốt là những người anh hùng vô danh”. Phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, thấm nhuần lời dạy của Bác, trong suốt quá trình cách mạng, Đảng, Nhà nước và quân đội ta luôn coi giáo dục là quốc sách hàng đầu, đồng thời rất coi trọng vai trò của những người thầy suốt đời cống hiến “vì lợi ích trăm năm trồng người”....
Đồng chí Tổng Tham mưu trưởng QĐND Việt Nam yêu cầu, để tiếp tục phát huy truyền thống và những thành tích đã đạt được, đội ngũ các nhà giáo quân đội cần không ngừng phấn đấu, tu dưỡng, rèn luyện để xứng đáng với chức danh và danh hiệu mà Nhà nước và quân đội đã công nhận; phấn đấu mỗi nhà giáo, nhà khoa học là một tấm gương mẫu mực, mô phạm, tiêu biểu của từng cơ sở đào tạo nơi mình công tác.
Thượng tướng Nguyễn Tân Cương trao bằng khen tặng các nhà giáo quân đội được công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh Giáo sư, Phó giáo sư năm 2022
Các nhà giáo quân đội cần nỗ lực nâng cao trình độ, nhất là về ngoại ngữ, năng lực nghiên cứu khoa học, kỹ năng sư phạm, kiến thức thực tiễn... Các đề tài nghiên cứu khoa học phải bám sát thực tiễn, ứng dụng hiệu quả; quan tâm, chăm lo nhiều hơn nữa đến công tác đào tạo, bồi dưỡng năng lực, giáo dục phẩm chất đạo đức, lối sống cho học viên, đội ngũ cán bộ trẻ nhằm bồi dưỡng, đào tạo nguồn kế cận để quân đội có nhiều GS, PGS, Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo Ưu tú và giảng viên, giáo viên dạy giỏi hơn nữa, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Trao quyết định công nhận danh hiệu giáo viên dạy giỏi, giảng viên dạy giỏi cấp Bộ Quốc phòng
Báo cáo của Cục Nhà trường (Bộ Tổng Tham mưu QĐND Việt Nam) cho biết, năm 2022, quân đội có 51 ứng viên đăng ký xét đề nghị công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS. Trong đó, ngành khoa học quân sự có 26 ứng viên PGS, các ngành khác có 25 ứng viên (4 ứng viên GS, 21 ứng viên PGS). Kết quả, 36 ứng viên của Bộ Quốc phòng được Hội đồng GS Nhà nước công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS năm 2022; trong đó có 3 GS và 33 PGS.
Đối với nội dung xét công nhận danh hiệu giảng viên, giáo viên dạy giỏi cấp Bộ Quốc phòng, năm 2022, có 96 hồ sơ đăng ký. Hội đồng xét tặng danh hiệu giảng viên dạy giỏi, giáo viên dạy giỏi Bộ Quốc phòng đã họp và chọn được 81 nhà giáo đủ điều kiện được công nhận danh hiệu giảng viên giỏi, giáo viên dạy giỏi cấp Bộ Quốc phòng; trong đó, nhà giáo trực tiếp giảng dạy là 75 đồng chí; cán bộ quản lý giáo dục là 6 đồng chí.
Tại buổi lễ, Thượng tướng Nguyễn Tân Cương đã trao bằng khen tặng các nhà giáo được công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS trong quân đội năm 2022; quyết định công nhận danh hiệu giảng viên dạy giỏi, giáo viên dạy giỏi cấp Bộ Quốc phòng cho các nhà giáo quân đội năm 2022.
Vinh dự là 1 trong 81 nhà giáo được công nhận danh hiệu giảng viên giỏi, giáo viên dạy giỏi cấp Bộ Quốc phòng, Trung tá, Thạc sĩ Dư Văn Thịnh, giảng viên Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội cho biết: Tôi cảm thấy rất vui và rất phấn khởi khi được nhận Danh hiệu Giáo viên dạy giỏi cấp bộ. Trong không khí vui tươi, long trọng của buổi Lễ, tôi càng cảm thấy xúc động và tự hào về thành tích mà mình đã đạt được và đó là sự khích lệ, động lực để tôi tiếp tục phấn đấu trên con đường đã chọn.
Trung tá Dư Văn Thịnh nhận bằng chứng nhận danh hiệu "Giáo viên dạy giỏi" cấp Bộ Quốc phòng
Trung tá Dư Văn Thịnh là giảng viên trẻ luôn phát huy vai trò nêu gương, thực hiện nói đi đôi với làm, thực sự là tấm gương cho học viên noi theo. Trong công tác, Trung tá Thịnh đạt danh hiệu giáo viên giỏi cấp Khoa, cấp Trường và đạt Danh hiệu Giáo viên Giỏi nhiều năm. Đặc biệt, năm 2019, Trung tá Dư Văn Thịnh tham gia và đạt giải Ba cuộc thi giảng viên dạy giỏi các môn giáo dục quốc phòng và an ninh của các Trung tâm Giáo dục quốc phòng - an ninh toàn quốc lần thứ 5, được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo tặng Bằng khen.
Không chỉ được biết đến là một thầy giáo tận tâm, Trung tá Dư Văn Thịnh còn được nhắc đến là một điển hình tiên tiến trong nghiên cứu khoa học, là tác giả của nhiều đề tài như: “Nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập các môn khoa học xã hội và nhân văn ở Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội” (xếp loại Khá cấp Bộ Tổng tham mưu, năm 2018); “Nâng cao chất lượng đào tạo Sĩ quan dự bị Chính trị từ nguồn cán bộ, công chức ở Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội” (xếp loại Khá cấp cơ sở, năm 2019)... Trên cơ sở những kiến thức và kinh nghiệm nghiên cứu khoa học đã tích lũy được, năm 2020, anh tiếp tục đăng ký nghiên cứu, biên soạn tài liệu môn Giáo dục Chính trị cho đối tượng Đào tạo nhân viên Báo vụ (CMKT sơ cấp) 6 tháng tại Nhà trường.
M.T
(tổng hợp)
11:00 | 15/12/2022
08:00 | 14/11/2023
Ngày 11/11, 20 đội sinh viên xuất sắc nhất vòng Chung khảo cuộc thi "Sinh viên với An toàn thông tin ASEAN năm 2023" đã tham gia thi chung kết với nội dung Attack- Defense (Tấn công và phòng thủ). Đội UIT.Wolf_Brigade đến từ Đại học Công nghệ thông tin, Đại học Quốc gia TP. HCM đã xuất sắc giành thứ hạng cao nhất tại vòng thi.
10:00 | 10/11/2023
Tọa đàm trực tuyến “Mặt tối của ChatGPT và hàm ý chính sách cho Việt Nam” được Tạp chí An toàn thông tin tổ chức vào chiều ngày 09/11 với sự tham dự của GS, TS. Nguyễn Thanh Thủy, nguyên Phó Hiệu trưởng Đại học Công nghệ (ĐHQG Hà Nội); Ủy viên Hội đồng Giáo sư nhà nước; Chủ tịch HĐGS ngành CNTT; Chủ tịch Câu lạc bộ FISU và TS. Đặng Minh Tuấn, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Ứng dụng CMC; Trưởng Lab Blockchain - Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông; Phó Chủ tịch Câu lạc bộ FinTech của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam phân tích những thách thức bảo mật của công nghệ ChatGPT đặt ra và gợi mở về các động thái cho Việt Nam.
07:00 | 23/10/2023
Trong cam kết nâng cao khả năng quản lý lỗ hổng bảo mật, Cơ quan An ninh mạng và Cơ sở hạ tầng (CISA) của Mỹ đã công bố việc tích hợp tiêu chuẩn Khung tư vấn bảo mật chung OASIS (Common Security Advisory Framework- CSAF) Phiên bản 2.0 vào các Hướng dẫn bảo mật, được điều chỉnh cho Hệ thống kiểm soát công nghiệp (ICS), Công nghệ vận hành (OT) và Thiết bị y tế.
22:00 | 28/09/2023
Sáng ngày 28/9, tại Hà Nội, Học viện Kỹ thuật mật mã long trọng tổ chức Lễ khai giảng năm học 2023-2024. Đến dự và phát biểu chỉ đạo có đồng chí Nguyễn Hữu Hùng, Phó Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ.
Khoảng giữa năm 1995, cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (National Security Agency - NSA) bắt đầu công bố hàng nghìn thông điệp được giải mật từ dự án VENONA. Đó là các thông điệp được truyền trong hoạt động ngoại giao và hoạt động tình báo của Liên Xô được trao đổi từ năm 1940. Trong đó, có chứa các thông tin liên quan đến Cơ quan tình báo trung ương Liên Xô (Komitet Gosudarstvennoy Bezopasnosti - KGB), Cơ quan Tình báo Quân đội Nga (Glavnoye Razvedyvatel’noye Upravleniye - GRU), Cơ quan Dân ủy Nội vụ (Narodnyy Komissariat Vnutrennikh Del - NKVD)…. Đây là kết quả hợp tác truyền thông tình báo của Mỹ, Anh và một số nước đồng minh. Bài viết dưới đây trình bày khái quát các kết quả chính và nguyên nhân thám mã thành công của dự án VENONA.
15:00 | 30/12/2018
Chiều ngày 16/11, tại Hà Nội, Thiếu tướng Vũ Ngọc Thiềm, Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ và Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc Hội Nguyễn Mạnh Hùng đồng chủ trì buổi Lễ Ký kết Quy chế phối hợp giữa Văn phòng Quốc hội và Ban Cơ yếu Chính phủ trong công tác bảo mật, an toàn thông tin của Văn phòng Quốc hội.
09:00 | 17/11/2023
Ngày 27/11, các hướng dẫn bảo mật về trí tuệ nhân tạo (AI) đã được Cơ quan An ninh mạng và Cơ sở hạ tầng Mỹ (CISA) và Trung tâm An ninh mạng Quốc gia Vương quốc Anh (NCSC) công bố với sự thông qua của 16 quốc gia khác.
10:00 | 06/12/2023