Thông báo của Samsung được đưa ra sau khi một nhóm tin tặc có tên Lapsus$ tuyên bố rằng đã lấy cắp 190 GB dữ liệu nội bộ từ hệ thống của Samsung. Tuy nhiên, trong thông báo của mình, Samsung không đề cập đến thông tin của thủ phạm gây ra vụ tấn công, cũng như không nói rõ quy mô của vụ tấn công.
Sam sung cho biết: "chúng tôi đã ghi nhận được một vụ vi phạm bảo mật liên quan đến một số dữ liệu nội bộ của công ty. Ngay sau khi phát hiện sự việc, chúng tôi đã củng cố hệ thống bảo mật của mình để ngăn chặn vụ việc tương tự xảy ra trong tương lai. Theo phân tích ban đầu của chúng tôi, vi phạm liên quan đến một số mã nguồn của thiết bị Galaxy, nhưng không bao gồm thông tin cá nhân của người dùng cũng như nhân viên".
Samsung cũng thừa nhận công ty không lường trước vụ tấn công mạng này có bất kỳ tác động nào đến hoạt động kinh doanh cũng như khách hàng của mình, đồng thời cho biết vụ việc đang được điều tra thêm.
Trước đó, nhóm tin tặc Lapsus$ đã tuyên bố lấy cắp được 190 GB mã nguồn của Samsung, bao gồm các thuật toán về cách thức hoạt động tính năng mở khóa bằng sinh trắc học, mã nguồn cho các công nghệ để xác thực tài khoản Samsung… Hiện nhóm tin tặc này đang phát tán công khai dữ liệu này dưới dạng torrent.
Theo các chuyên gia bảo mật, việc mã nguồn của các sản phẩm bị tin tặc chiếm đoạt và có thể bị rò rỉ sẽ ảnh hưởng đến quá trình phát triển sản phẩm của Samsung, bao gồm việc các đối thủ cạnh tranh có thể nắm được các bí mật cũng như tin tặc có thể khai thác được các điểm yếu trên thiết bị của Samsung.
Trước Samsung, Lapsus$ cũng đã thực hiện vụ tấn công mạng vào hãng card đồ họa Nvidia, Lapsus$ khẳng định đã đánh cắp 1TB dữ liệu và chúng cũng công bố 20GB tài liệu. Thông tin của hơn 71.000 nhân viên Nvidia bị lấy đi, một số bị rò rỉ trên mạng. Đồng thời đưa ra lời đe dọa sẽ tung toàn bộ dữ liệu này lên mạng nếu Nvidia không gỡ bỏ giới hạn hiệu suất khi sử dụng card đồ họa của công ty để đào tiền ảo. Hiện vẫn chưa rõ nhóm tin tặc Lapsus$ có đưa ra yêu cầu nào đối với Samsung hay không.
M.H
13:00 | 22/06/2021
08:00 | 12/07/2019
08:38 | 28/04/2017
14:00 | 07/04/2022
10:00 | 25/03/2022
15:00 | 06/05/2022
Ngày nay, sự bùng nổ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã thúc đẩy quá trình chuyển đổi kỹ thuật số gia tăng nhanh chóng, tuy nhiên, điều đó cũng kéo theo các vấn đề về rủi ro lộ lọt thông tin, an ninh mạng do chưa có sự chuẩn bị kỹ càng về cả kỹ thuật lẫn yếu tố con người. Bài báo dưới đây phân tích các nguy cơ và giới thiệu một số biện pháp giảm thiểu rủi ro trong quá trình chuyển đổi kỹ thuật số.
09:00 | 29/04/2022
Số lượng các cuộc tấn công đánh cắp thông tin đang có xu hướng gia tăng trong thời gian gần đây. Đáng lưu ý có thể kể đến FFDroider – một kiểu mã độc được ngụy trang dưới ứng dụng Telegram, với mục tiêu chiếm đoạt các tài khoản trên mạng xã hội. Bài báo sau đây sẽ giới thiệu tới quý độc giả chi tiết về mã độc nguy hiểm này.
15:00 | 15/03/2022
Nhiều người dùng đã tải xuống ứng dụng QR Code & Barcode Scanner chứa mã độc trojan. Qua đó, tin tặc có thể truy cập từ xa để quét mật khẩu, tin nhắn và dữ liệu cá nhân khác của nạn nhân.
14:00 | 24/02/2022
Dự báo các xu hướng tấn công chính trên không gian mạng Việt Nam thời gian tới, Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông cho rằng, tấn công mạng có chủ đích kết hợp các biện pháp tinh vi để phát tán mã độc nhằm chiếm đoạt thông tin của tổ chức, cá nhân sẽ tiếp tục gia tăng trong bối cảnh Việt Nam đẩy nhanh chuyển đổi số và hoạt động trực tuyến của người dân tăng mạnh.
Theo thống kê của Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (Bộ TT&TT), các tổ chức quốc tế đã công bố và cập nhật hơn 13.800 lỗ hổng bảo mật trong 7 tháng đầu năm 2022. Trung bình mỗi ngày có khoảng 50 - 70 lỗ hổng mới.
07:00 | 14/08/2022