Ngày 26/2/2022, Google đã trở thành hãng công nghệ lớn mới nhất của Mỹ chặn các phương tiện truyền thông nhà nước Nga kiếm tiền từ quảng cáo trên nền tảng của mình, nhằm đáp trả cuộc tấn công của Nga vào Ukraine.
"Để đáp trả cuộc chiến ở Ukraine, chúng tôi đang tạm dừng chức năng kiếm tiền của các phương tiện truyền thông do nhà nước Nga tài trợ trên các nền tảng của Google. Chúng tôi đang theo dõi diễn biến tình hình và sẽ thực hiện các bước tiếp theo nếu cần thiết", người phát ngôn của Google cho biết.
Trong một tuyên bố, người phát ngôn của YouTube cũng cho biết: "Chúng tôi đã bắt đầu tắt chức năng kiếm tiền của một số kênh nhất định trên YouTube, bao gồm kênh YouTube của RT trên toàn cầu".
Các kênh YouTube kiếm tiền thông qua các quảng cáo xuất hiện khi người dùng xem video. Ngoài việc hạn chế kiếm tiền, YouTube cho biết thêm rằng, họ sẽ giới hạn các đề xuất cho các kênh truyền thông nhà nước Nga và đang tiếp tục hiển thị nội dung tin tức đã được xác thực khi người dùng tìm kiếm liên quan đến Nga và Ukraine.
YouTube nhấn mạnh, hàng trăm kênh đã bị xóa trong những ngày qua, trong đó một số kênh có các hành vi lừa đảo phối hợp - thuật ngữ Youtube sử dụng để chỉ thông tin sai lệch.
Với Facebooke, mạng xã hội này đã cấm các phương tiện truyền thông nhà nước Nga chạy quảng cáo và kiếm tiền thông qua nền tảng của mình từ ngày 26/2/2022.
Hiện các nước đang áp đặt những lệnh trừng phạt quy mô lớn đối với các doanh nghiệp, ngân hàng và quan chức Nga sau khi Nga thực hiện cuộc tấn công Ukraine vào sáng sớm ngày 25/2/2022.
Tuệ Minh
16:00 | 25/08/2021
13:00 | 24/03/2022
07:00 | 04/05/2020
09:00 | 25/05/2021
13:00 | 25/02/2022
09:00 | 15/06/2022
Ngày 9/6 vừa qua, nhà cung cấp giải pháp an toàn thông tin mạng toàn cầu Group-IB phát hiện 1 chiến dịch tấn công lừa đảo quy mô lớn, mạo danh 27 tổ chức tài chính của Việt Nam.
09:00 | 29/04/2022
Số lượng các cuộc tấn công đánh cắp thông tin đang có xu hướng gia tăng trong thời gian gần đây. Đáng lưu ý có thể kể đến FFDroider – một kiểu mã độc được ngụy trang dưới ứng dụng Telegram, với mục tiêu chiếm đoạt các tài khoản trên mạng xã hội. Bài báo sau đây sẽ giới thiệu tới quý độc giả chi tiết về mã độc nguy hiểm này.
15:00 | 26/04/2022
Vào tháng 02/2022, phần mềm độc hại đánh cắp thông tin có tên là Jester Stealer được phát hiện với khả năng đánh cắp và truyền thông tin đăng nhập, cookie, thông tin thẻ tín dụng cùng với dữ liệu từ trình quản lý mật khẩu, tin nhắn, ứng dụng email, ví tiền điện tử cho tin tặc. Kể từ đó đến nay, ít nhất bốn phần mềm đánh cắp thông tin khác đã xuất hiện, bao gồm BlackGuard, Mars Stealer, META, và Raccoon Stealer.
20:00 | 13/03/2022
Một nhóm tin tặc tấn công có chủ đích (APT) được cho là có liên hệ với chính phủ Trung Quốc đã tiến hành cuộc tấn công chuỗi cung ứng nhắm vào các tổ chức trong lĩnh vực tài chính và chứng khoán của Đài Loan.
Theo thống kê của Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (Bộ TT&TT), các tổ chức quốc tế đã công bố và cập nhật hơn 13.800 lỗ hổng bảo mật trong 7 tháng đầu năm 2022. Trung bình mỗi ngày có khoảng 50 - 70 lỗ hổng mới.
07:00 | 14/08/2022