Các mạng xã hội như Facebook, Twitter và YouTube có sức mạnh đặc biệt vì chúng có phạm vi tiếp cận toàn cầu và có mặt ở khắp mọi nơi. Song đây đều là những công ty hoạt động vì lợi nhuận, nên việc đưa ra một lập trường cứng rắn có thể gây bất lợi cho việc kinh doanh của họ.
Kể từ khi căng thẳng Nga – Ukraine leo thang dẫn đến hành động quân sự giữa hai quốc gia, phía Ukraine đã thúc giục các công ty, từ Apple đến Google và Netflix cắt đứt hoạt động liên quan tới phía Nga. Trong đó, Facebook cho biết dịch vụ của họ đã bị hạn chế vì từ chối tuân theo các yêu cầu của Nga.
Twitter đã phải đối mặt với các án phạt và tốc độ chậm hơn vào năm ngoái do tuân theo yêu cầu xóa một số nội dung nhất định của phía chính phủ, hôm 26/2 báo cáo rằng dịch vụ của họ "đang bị hạn chế đối với một số người ở Nga”.
Cho đến nay, một số công ty đã đưa ra các động thái thận trọng. Ví dụ: Meta (công ty mẹ của Facebook) và mạng chia sẻ video YouTube đều đã tuyên bố hạn chế khả năng kiếm tiền của các phương tiện truyền thông nhà nước Nga trên nền tảng của họ.
Thông báo của Youtube cho hay họ đang tạm dừng khả năng kiếm tiền của nhiều kênh, bao gồm các kênh có liên quan đến lệnh trừng phạt gần đây áp đặt lên Nga. Youtube nói thêm họ đã hạn chế quyền truy cập vào RT và một số kênh khác ở Ukraine.
Chính phủ Ukraine đã kêu gọi sự giúp đỡ từ tất cả các bên, bao gồm cả Giám đốc điều hành (CEO) Tim Cook của Apple. Trong một bức thư được đăng tải lên Twitter hôm 25/2, Bộ trưởng kỹ thuật số Ukraine Mykhailo Fedorov đã kêu gọi Apple ngừng cung cấp các dịch vụ và sản phẩm cho Nga, bao gồm cả việc chặn quyền truy cập vào cửa hàng ứng dụng Apple Store.
Khi cuộc khủng hoảng ở Ukraine ngày càng leo thang, các công ty công nghệ bị cáo buộc đã không làm hết sức có thể để ngăn chặn những thông tin sai lệch nguy hiểm liên quan đến tình hình.
Còn theo giới quan sát, tuy các công ty công nghệ luôn cho mình là những người bảo vệ quyền tự do ngôn luận, nhưng họ cũng đã thu về nhiều tỷ USD doanh thu quảng cáo từ các nội dung có thể gây hại cho người dùng trên các nền tảng của mình
Gia Minh
13:00 | 28/02/2022
13:00 | 25/02/2022
13:00 | 28/02/2022
12:00 | 22/07/2022
TikTok hiện đang nghiên cứu những cách thức mới để giới hạn độ tuổi người xem đối với một số loại nội dung nhất định. Đây được coi là nỗ lực của mạng xã hội khổng lồ này nhằm tăng cường các tính năng an toàn cho trẻ nhỏ.
10:00 | 27/05/2022
Ví điện tử là một tài khoản thanh toán trực tuyến cho phép người dùng thực hiện các giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt tại các dịch vụ phổ biến trong cuộc sống. Với khả năng liên kết tới các tài khoản ngân hàng, người dùng nạp tiền từ tài khoản ngân hàng vào ví điện tử và sử dụng các dịch vụ được tích hợp sẵn bên trong ví. Dưới đây là top 5 ví điện tử được người dùng sử dụng tin dùng nhiều nhất tại Việt Nam theo thống kê của SGbank.
09:00 | 17/03/2022
Hợp tác với Đại học Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh (HUTECH), Fortinet hướng tới mục tiêu xây dựng lực lượng chuyên gia an ninh mạng có kiến thức và kỹ năng toàn diện cho Việt Nam.
10:00 | 30/12/2021
Mới đây, Công ty An ninh mạng Viettel (Viettel Cyber Security - VCS) đã phát hành Báo cáo thị trường an toàn thông tin Việt Nam năm 2021, với những số liệu điều tra và phân tích chuyên sâu của các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực an toàn thông tin.
Mới đây, Cisco vừa phát hành bản vá 8 lỗ hổng bảo mật, trong đó có 3 lỗ hổng nghiêm trọng cho phép tin tặc thực thi mã từ xa không cần xác thực hoặc tấn công từ chối dịch vụ trên các thiết bị bị ảnh hưởng.
12:00 | 12/08/2022