Đào tạo từ xa, hay còn gọi là đào tạo trực tuyến (e-learning) hiện nay đang là một trong những hình thức đào tạo phù hợp với xu hướng phát triển của thời đại Cách mạng công nghệ 4.0. Hình thức này hiện đang được áp dụng phổ biến ở nhiều cơ sở đạo tạo của nước ta, đặc biệt trong giai đoạn phòng, chống dịch COVID-19. Đối với Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội, đây không chỉ là thách thức trong giai đoạn chống dịch COVID-19, mà còn là cơ hội để đa dạng hóa các hình thức đào tạo, qua đó đưa trí thức khoa học và công nghệ mà trường đang giảng dạy đến gần người học hơn.
Triển khai công tác đào tạo từ xa để ứng phó với dịch COVID-19, Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội đã chỉ đạo các Khoa thí điểm hình thức giảng dạy trực tuyến trong thời gian sinh viên chưa được học tập trung. Thực hiện chỉ đạo của Hiệu trưởng, các Khoa đã đăng ký giảng dạy trực tuyến tại Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội học kỳ II, năm học 2019 - 2020 áp dụng cho bậc Đại học, Hệ chính quy từ ngày 16/3/2020. Từ ngày 16/3, việc đào tạo trực tuyến đã được triển khai trên diện rộng, tất cả môn học được bố trí 8 tuần đầu học kỳ II đào tạo trực tuyến, trừ một số môn có nội dung thực hành, thực tập. Dẫn đầu trong việc giảng dạy trực tuyến của trường là các khoa: Tiếng anh A, Tiếng anh B, Công nghệ thông tin, Khoa Tài chính…
Nhà trường giao Phòng Quản lý đào tạo phát triển Đề án đào tạo từ xa, giải quyết vấn đề cấp bằng; khẩn trương xây dựng kế hoạch thực hiện hình thức đào tạo từ xa phù hợp với lộ trình chung của toàn Trường.
Tính đến hết ngày 13/4, toàn trường đã có 26 khoa tham gia giảng dạy trực tuyến. Tỷ lệ sinh viên tham gia học từ 85 - 90%, giảng viên lên lớp đúng giờ, đúng lịch được phân công. Nếu dịch COVID-19 còn diễn biến phức tạp, khó lường, Nhà trường sẽ thực hiện giảng dạy trực tuyến đối với toàn bộ các học phần đã bố trí trong kế hoạch đào tạo của học kỳ II năm học 2019 - 2020; trừ những học phần hoặc những nội dung không thể dạy trực tuyến.
Từ năm học 2020 - 2021 trở đi, nhà trường sẽ phát triển hình thức giảng dạy trực tuyến trở thành công cụ hỗ trợ đào tạo truyền thống. Theo đó, sẽ đưa vào giảng dạy trực tuyến từ 25 - 30% tín chỉ cần tích lũy quy định cho mỗi chương trình đào tạo; trừ những học phần hoặc những nội dung không thể dạy trực tuyến như đã nói trên.
Từ năm học 2021 - 2022 trở đi, sẽ phát triển hình thức đào tạo từ xa đối với một số chương trình đào tạo (có cấp bằng tốt nghiệp theo chuẩn đầu ra và theo đúng quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Trước mắt đối với một số ngành trong khối kinh tế, quản lý, ngôn ngữ).
Giữa cuộc sống đang “đảo lộn” vì dịch COVID-19, những giảng đường trực tuyến sắp tới sẽ mang không khí học tập, giảng dạy quay trở lại. Hơn thế, Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội xác định đào tạo trực tuyến, xu thế đào tạo đại học trong nước và quốc tế, sẽ là một trong những phương thức đào tạo được Nhà trường định hướng lâu dài chứ không phải chỉ là giải pháp tình thế.
ĐT
22:00 | 27/04/2020
14:00 | 28/09/2020
10:00 | 29/09/2020
08:00 | 09/10/2020
16:00 | 02/03/2020
21:00 | 02/01/2021
Năm 2020 đã khép lại với nhiều kết quả nổi bật trong lĩnh vực bảo mật và an toàn, an ninh mạng. Kính mời Quý độc giả cùng Tạp chí An toàn thông tin điểm lại 10 sự kiện an toàn, an ninh mạng Việt Nam nổi bật trong năm qua, dựa trên bình chọn, đánh giá từ Bộ TT&TT.
16:00 | 17/12/2020
Mới đây, nhóm nghiên cứu Secure-D (có trụ sở tại Malaysia và Thailand) đã phát hiện nhiều thủ đoạn lén lút trong ứng dụng VivaVideo để tạo doanh thu bất hợp pháp.
09:00 | 16/12/2020
Sắp tới đây, Tọa đàm CIO/CSO - An ninh mạng 2020 (Cyber Security 2020) sẽ được Công ty An ninh mạng Viettel phối hợp cùng IDG tổ chức, dự kiến diễn ra vào ngày 17/12/2020 tại Hà Nội với chủ đề: “Chia sẻ nguy cơ và cảnh báo sớm rủi ro an toàn thông tin”.
17:00 | 26/11/2020
Ngày 25/11/2020, tại TP. HCM, Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam - Chi hội phía Nam (VNISA phía Nam) đã tổ chức sự kiện Ngày An toàn thông tin Việt Nam 2020 (Security Day 2020) phía Nam theo hình thức Hội thảo trực tuyến với chủ đề “An toàn, an ninh mạng - Nhân tố cốt lõi trong chuyển đổi số quốc gia”.
Khoảng giữa năm 1995, cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (National Security Agency - NSA) bắt đầu công bố hàng nghìn thông điệp được giải mật từ dự án VENONA. Đó là các thông điệp được truyền trong hoạt động ngoại giao và hoạt động tình báo của Liên Xô được trao đổi từ năm 1940. Trong đó, có chứa các thông tin liên quan đến Cơ quan tình báo trung ương Liên Xô (Komitet Gosudarstvennoy Bezopasnosti - KGB), Cơ quan Tình báo Quân đội Nga (Glavnoye Razvedyvatel’noye Upravleniye - GRU), Cơ quan Dân ủy Nội vụ (Narodnyy Komissariat Vnutrennikh Del - NKVD)…. Đây là kết quả hợp tác truyền thông tình báo của Mỹ, Anh và một số nước đồng minh. Bài viết dưới đây trình bày khái quát các kết quả chính và nguyên nhân thám mã thành công của dự án VENONA.
15:00 | 30/12/2018
Chiều ngày 08/01/2021, tại Hà Nội, Ban Cơ yếu Chính phủ đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2020 của ngành Cơ yếu Việt Nam. Tham dự Hội nghị có: Thiếu tướng Vũ Ngọc Thiềm, Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ; các đồng chí Lãnh đạo Ban; lãnh đạo các cơ quan, đơn vị trong Ban và các hệ Cơ yếu....
11:00 | 09/01/2021
Ngày 31/12/2020, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký quyết định số 2368/QĐ-CTN về việc thăng quân hàm cấp tướng sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam. Theo đó, thăng quân hàm từ Đại tá lên Thiếu tướng đối với đồng chí Vũ Ngọc Thiềm, Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ.
17:00 | 06/01/2021