Trang web Donaldjtrump.com hiện đã hoạt động trở lại bình thường, tìm kiếm các khoản đóng góp và kêu gọi những người ủng hộ Trump đăng ký bỏ phiếu. Cuộc tấn công được cho là kéo dài chưa đầy 30 phút. Người phát ngôn chiến dịch tranh cử của Trump, Tim Murtaugh, đã đưa ra một tuyên bố cho biết chiến dịch đang "làm việc với các cơ quan thực thi pháp luật để điều tra nguồn gốc của vụ tấn công. Không có dữ liệu nhạy cảm nào bị lộ vì không có dữ liệu nào thực sự được lưu trữ trên trang web. Trang web đã được khôi phục".
Trang web trong thời gian bị sửa đổi có biểu trưng của Bộ Tư pháp và FBI phía trên một thông báo đầy lỗi đánh máy cho biết: "Trang web này đã bị chiếm giữ. Thế giới đã có đủ tin tức giả mạo được lan truyền hàng ngày bởi Tổng thống Donald J Trump đã đến lúc cho phép thế giới biết sự thật. Nhiều thiết bị đã bị xâm nhập, cung cấp quyền truy cập đầy đủ tới Trump và những người thân. Hầu hết các cuộc trò chuyện nội bộ và bí mật, thông tin tuyệt mật được tiết lộ chứng tỏ rằng Trump-gov có liên quan đến nguồn gốc của virus corona. Chúng tôi có bằng chứng hoàn toàn làm mất uy tín của ông Trump với tư cách là tổng thống. Chứng minh sự liên quan và hợp tác tội phạm của ông ta với các bên nước ngoài thao túng cuộc bầu cử năm 2020. công dân mỹ không có sự lựa chọn".
Thông điệp sau đó yêu cầu mọi người bỏ phiếu, trong một nghĩa nào đó, bằng cách quyên tiền bằng monero, một loại tiền mã hóa được quảng cáo là một lựa chọn riêng tư hơn Bitcoin với tính năng "các giao dịch đều được giữ kín và không thể lần vết". Trang web bị sửa đổi cho biết mọi người có thể bỏ phiếu "có, chia sẻ dữ liệu" bằng cáchgửi tiền tới một địa chỉ monero hoặc "không, không chia sẻ dữ liệu" bằng cách gửi tiền tới một địa chỉ khác.
"Hôm nay là ngày - cả thế giới có thể quyết định xem họ có muốn biết sự thật đó hay không. Sau thời hạn chót, chúng tôi sẽ so sánh các khoản tiền và thực hiện ý muốn của thế giới", thông điệp viết.
Nhà báo Gabriel Lorenzo Greschler đã chụp ảnh màn hình và video của trang web khi nó bị sửa đổi và chia sẻ chúng trên Twitter:
Tờ New York Times viết: "Mặc dù việc sửa đổi trái phép này dường như là một phần của một trò lừa đảo tiền điện tử phổ biến để khiến mọi người quyên góp tiền trực tuyến - vốn không thể thay đổi được, nhưng sự việc đã khiến tình hình càng căng thẳng hơn vào thời điểm một tuần trước cuộc bầu cử". "Các chuyên gia an ninh mạng cho rằng sự cố có thể bị gây ra bằng cách lừa một quản trị viên trang web chuyển thông tin đăng nhập của họ qua một cuộc tấn công lừa đảo hoặc bằng cách chuyển hướng trang web của chiến dịch đến máy chủ của chính tin tặc. Các cơ quan tình báo đã theo dõi chặt chẽ các nhóm tin tặc, bao gồm cả các nhóm do Iran và Nga hậu thuẫn, đã cố gắng đột nhập vào các hệ thống liên quan đến bầu cử và đã tham gia vào các hoạt động gây ảnh hưởng trong những tuần gần đây".
Nguyễn Anh Tuấn (theo Ars Technica)
08:00 | 06/06/2020
08:00 | 09/02/2017
10:06 | 25/10/2016
22:00 | 01/01/2021
Mới đây, một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, đi kèm với việc tăng cường sử dụng hình thức liên lạc từ xa, thì các doanh nghiệp đã có kế hoạch áp dụng các nền tảng giải pháp liên lạc an toàn hợp nhất trong tương lai do lo ngại về rủi ro an toàn thông tin.
14:00 | 11/12/2020
Sáng 27/11/2020, Khoa Công nghệ thông tin, trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội đã tổ chức Lễ trao Bằng tốt nghiệp hệ Đại học chính quy chuyên ngành Công nghệ thông tin. Tham dự buổi Lễ có đại diện Ban Giám hiệu Nhà trường; Lãnh đạo Khoa Công nghệ thông tin, đại diện lãnh đạo các phòng, ban, đơn vị chức năng của trường.
17:00 | 10/12/2020
Mới đây tại TP. Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên đã diễn ra cuộc thi “Đấu trường An toàn thông tin mạng”. Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ sự kiện Security Bootcamp 2020 được tài trợ bởi Vina Aspire.
17:00 | 11/11/2020
Thứ trưởng Lương Tam Quang nhấn mạnh: "Là một nước thành viên ASEAN, Việt Nam cam kết tham gia tích cực và có trách nhiệm trong các cơ chế hợp tác ASEAN về đảm bảo an ninh, an toàn không gian mạng".
Khoảng giữa năm 1995, cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (National Security Agency - NSA) bắt đầu công bố hàng nghìn thông điệp được giải mật từ dự án VENONA. Đó là các thông điệp được truyền trong hoạt động ngoại giao và hoạt động tình báo của Liên Xô được trao đổi từ năm 1940. Trong đó, có chứa các thông tin liên quan đến Cơ quan tình báo trung ương Liên Xô (Komitet Gosudarstvennoy Bezopasnosti - KGB), Cơ quan Tình báo Quân đội Nga (Glavnoye Razvedyvatel’noye Upravleniye - GRU), Cơ quan Dân ủy Nội vụ (Narodnyy Komissariat Vnutrennikh Del - NKVD)…. Đây là kết quả hợp tác truyền thông tình báo của Mỹ, Anh và một số nước đồng minh. Bài viết dưới đây trình bày khái quát các kết quả chính và nguyên nhân thám mã thành công của dự án VENONA.
15:00 | 30/12/2018
Ngày 31/12/2020, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký quyết định số 2368/QĐ-CTN về việc thăng quân hàm cấp tướng sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam. Theo đó, thăng quân hàm từ Đại tá lên Thiếu tướng đối với đồng chí Vũ Ngọc Thiềm, Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ.
17:00 | 06/01/2021
Tại Triển lãm quốc tế Đổi mới sáng tạo Việt Nam 2021 (VIIE 2021) diễn ra ngày 9 - 10/01/2021, SAVIS đã mang đến những thiết bị và giải pháp công nghệ sáng tạo phục vụ chuyển đổi số trong xây dựng Chính phủ điện tử, Chính phủ số, Doanh nghiệp số, Ngân hàng mở, Truyền hình - Truyền thanh số… thu hút sự quan tâm của các đại biểu tại sự kiện.
13:00 | 13/01/2021