Quyết định số 20/2020/QĐ-TTg (sau đây gọi tắt là Quyết định 20) quy định về mã định danh điện tử của các cơ quan, tổ chức để phục vụ kết nối, chia sẻ dữ liệu với các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu của các bộ, ngành, địa phương.
Quyết định này áp dụng đối với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các đơn vị thuộc, trực thuộc (sau đây gọi tắt là các bộ, ngành, địa phương).
Cụ thể, mã định danh điện tử của các bộ, ngành, địa phương là chuỗi ký tự có độ dài tối đa là 35 ký tự và được chia thành các nhóm ký tự. Các ký tự gồm: dấu chấm (.), các chữ số từ 0-9 và các chữ cái từ A đến Z (dạng viết hoa trong bảng chữ cái tiếng Anh). Mỗi nhóm ký tự được sử dụng để xác định các cơ quan, tổ chức tại cấp tương ứng; các nhóm ký tự được phát triển từ trái qua phải và được phân tách với nhau bằng dấu chấm (1).
Nhóm ký tự thứ nhất, ở vị trí ngoài cùng bên trái trong Mã định danh điện tử của các bộ, ngành, địa phương quy định tại (1) nêu trên để xác định các cơ quan, tổ chức cấp 1 (gọi là Mã cấp 1). Mã cấp 1 có dạng MX1X2, trong đó: M là chữ cái trong phạm vi từ A đến Y; X1, X2 nhận giá trị là một trong các chữ số từ 0 đến 9. Quy định chi tiết cơ quan, tổ chức cấp 1 và Mã cấp 1 của các bộ, ngành, địa phương và các cơ quan, tổ chức đặc thù (2).
Các nhóm ký tự nối tiếp sau Mã cấp 1 trong Mã định danh điện tử của các cơ quan, tổ chức quy định tại (2) nêu trên lần lượt xác định các cơ quan, tổ chức từ cấp 2 trở đi; cơ quan, tổ chức tại một cấp nhất định trừ cấp 1 là các đơn vị thuộc, trực thuộc cơ quan, tổ chức cấp liền trước.
Mã định danh điện tử của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh là chuỗi ký tự biểu diễn tương ứng mã số doanh nghiệp, mã số hợp tác xã, mã số hộ kinh doanh theo quy định của pháp luật hiện hành về mã số doanh nghiệp, mã số hợp tác xã và mã số hộ kinh doanh.
Mã định danh điện tử của cơ quan, tổ chức không thuộc quy định nêu trên là chuỗi ký tự bao gồm hai thành phần nối tiếp nhau; không có ký tự để phân tách giữa các thành phần; thành phần thứ nhất, ở vị trí ngoài cùng bên trái là mã xác định lược đồ định danh, thành phần tiếp theo là mã xác định cơ quan, tổ chức trong lược đồ định danh.(*)
Mã xác định lược đồ định danh được quy định tại (*) nêu trên được xây dựng theo các nguyên tắc sau:
- Bao gồm 3 ký tự có dạng Zxy; bắt đầu là chữ cái "Z" viết hoa; x, y nhận giá trị là một trong các chữ số từ 0-9.
- Các mã xác định lược đồ định danh được sử dụng tuần tự, bắt đầu là Z01, cuối cùng là Z99.
- Mã xác định lược đồ định danh cho mỗi lược đồ định danh của cơ quan, tổ chức là duy nhất và chỉ được sử dụng một lần.
Mã xác định cơ quan, tổ chức trong lược đồ định danh quy định tại (*) nêu trên có độ dài tối đa 32 ký tự và có cấu trúc được quy định trong lược đồ định danh.
- Quản lý thống nhất, bổ sung, sửa đổi Mã cấp 1 của các bộ, ngành, địa phương và một số cơ quan, tổ chức đặc thù để đáp ứng nhu cầu thực tế trong quá trình sử dụng.
- Xây dựng văn bản hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương và các cơ quan, tổ chức đặc thù xây dựng các thành phần còn lại trong mã định danh điện tử sau khi đã có Mã cấp 1.
- Quản lý thống nhất mã xác định lược đồ định danh; bảo đảm mã xác định lược đồ định danh không trùng lặp; công bố kịp thời các lược đồ định danh trên trang hoặc cổng thông tin điện tử.
- Phát triển Hệ thống thông tin quản lý Danh mục điện tử dùng chung của các cơ quan nhà nước phục vụ phát triển Chính phủ điện tử (CPĐT) của Việt Nam đáp ứng các yêu cầu về lưu trữ, quản lý đồng bộ, thống nhất, chia sẻ mã định danh điện tử của cơ quan, tổ chức.
- Hướng dẫn các cơ quan, tổ chức cập nhật kịp thời lược đồ định danh, mã định danh điện tử và các thông tin liên quan vào Hệ thống thông tin quản lý Danh mục điện tử dùng chung của các cơ quan nhà nước phục vụ phát triển CPĐT của Việt Nam; thực hiện chia sẻ các thông tin này để phục vụ kết nối, chia sẻ dữ liệu với các bộ, ngành, địa phương.
Thủ tướng cũng yêu cầu, các cơ quan, tổ chức cấp 1 có trách nhiệm xây dựng, lưu trữ, quản lý hệ thống mã định danh điện tử của mình theo quy định pháp luật và cập nhật, chia sẻ dữ liệu với Bộ TT&TT.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm xây dựng, lưu trữ, quản lý mã định danh điện tử của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh và bảo đảm không trùng lặp giữa các đối tượng này; cập nhật, chia sẻ dữ liệu với Bộ TT&TT.
Các cơ quan, tổ chức phát hành lược đồ định danh phải xây dựng, lưu trữ, quản lý lược đồ định danh, mã định danh điện tử của các đơn vị thuộc lược đồ định danh và cập nhật, chia sẻ dữ liệu với Bộ TT&TT.
Việc cập nhật, chia sẻ dữ liệu về mã định danh điện tử và các thông tin liên quan với Bộ TT&TT được thực hiện thông qua Hệ thống thông tin quản lý Danh mục điện tử dùng chung của các cơ quan nhà nước phục vụ phát triển CPĐT của Việt Nam.
Trong vòng 24 tháng kể từ ngày Quyết định 20 có hiệu lực, các bộ, ngành, địa phương thực hiện nâng cấp, chỉnh sửa các hệ thống thông tin để bảo đảm tuân thủ các quy định về mã định danh điện tử phục vụ kết nối, chia sẻ dữ liệu nêu tại Quyết định này. Các hệ thống thông tin chỉ thực hiện kết nối, chia sẻ dữ liệu trong nội bộ ngành không bắt buộc phải áp dụng các quy định về mã định danh điện tử nêu tại Quyết định này.
Trong vòng 24 tháng kể từ ngày Quyết định này có hiệu lực, các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm rà soát, chỉnh sửa những quy định trước đây của mình (nếu có) về mã định danh để tuân thủ Quyết định 20.
Quyết định có hiệu lực từ ngày 15/9/2020.
Nguyệt Thu
13:00 | 12/08/2020
Để triển khai thực hiện Chỉ thị 14/CT-TTg ngày 07/6/2019 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường bảo đảm an toàn thông tin cho các cơ quan nhà nước và góp phần thúc đẩy nâng cao chất lượng dịch vụ kiểm tra, đánh giá an toàn thông tin tại Việt Nam, ngày 03/8/2020, Chủ tịch Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam đã ký ban hành tiêu chuẩn cơ sở “Tiêu chuẩn dịch vụ kiểm tra, đánh giá an toàn thông tin mạng” (sau đây gọi tắt là TCCS).
13:00 | 03/08/2020
Việc tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước phải được tuân thủ theo quy định tại Luật Bảo vệ bí mật nhà nước, pháp luật về Cơ yếu và pháp luật Lưu trữ.
08:00 | 24/01/2020
Trong thời đại ngày nay, nhu cầu bảo vệ thông tin cá nhân ngày càng trở nên cấp bách đối với tất cả các quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có Việt Nam. Nhiều quốc gia đã và đang trong quá trình xây dựng luật về bảo vệ thông tin cá nhân (TTCN). Bài viết này nghiên cứu khái quát các mô hình pháp luật bảo vệ TTCN của một số tổ chức, quốc gia trên thế giới, chỉ ra quan điểm tiếp cận, cơ chế pháp lý và cách thức để bảo vệ TTCN; từ đó, rút ra một số gợi ý ban đầu cho Việt Nam trong quá trình nghiên cứu, xây dựng luật bảo vệ TTCN.
08:00 | 13/12/2019
Mới đây, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng đã phê duyệt Kế hoạch xây dựng Kiến trúc Chính phủ điện tử của Văn phòng Chính phủ giai đoạn 2020 - 2025.