48 dịch vụ online mức 4 cần sớm được cung cấp
Trong danh mục dịch vụ công trực tuyến cần sớm tích hợp, cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia năm 2021 mới được phê duyệt, 11 dịch vụ thuộc nhóm dịch vụ công thực thi phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân liên quan đến quản lý dân cư như: Cấp, cấp lại, đổi thẻ căn cước công dân; Xác nhận số Chứng minh nhân dân khi đã được cấp thẻ Căn cước công dân; Đăng ký thường trú; Đăng ký tạm trú; Khai báo tạm vắng; Thông báo lưu trú; Liên thông đăng ký khai sinh, đăng ký thường trú, cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ dưới 6 tuổi; Cấp hộ chiếu phổ thông…
Cùng với đó, danh mục mới ban hành còn gồm có 44 dịch vụ thuộc nhóm dịch vụ công trực tuyến thiết yếu theo đánh giá Chỉ số phát triển Chính phủ điện tử của Liên hợp quốc là các dịch vụ: Gia hạn tạm trú, cấp thị thực cho người nước ngoài tại Việt Nam; Cấp giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ; Cung cấp thông tin về quy hoạch xây dựng; Đăng ký dự thi kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông quốc gia và xét tuyển đại học, cao đẳng; Đăng ký, cấp biển số mô tô, xe gắn máy; Đổi giấy phép lái xe do ngành giao thông vận tải cấp; Thanh toán học phí; Thanh toán viện phí… Đáng chú ý, trong danh mục dịch vụ công trực tuyến cần sớm tích hợp, cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia năm 2021, có 48 dịch vụ mức 4.
Ngoài các dịch vụ công trực tuyến thuộc danh mục nêu trên, Thủ tướng Chính phủ cũng yêu cầu, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Tổng giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam và Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ vào điều kiện thực tiễn của bộ, ngành, địa phương để phê duyệt danh mục, lộ trình, trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị trực thuộc trong việc tích hợp, cung cấp dịch vụ công trực tuyến, thanh toán trực tuyến thuộc phạm vi quản lý trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia năm 2021 đảm bảo đạt tỷ lệ tối thiểu theo quy định tại Nghị quyết 01 ngày 1/1/2021 của Chính phủ.
Cụ thể, tại Nghị quyết 01, Chính phủ đã giao chỉ tiêu: Tỷ lệ cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 trên tổng số thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của các bộ, ngành, địa phương lên Cổng Dịch vụ công Quốc gia phải tăng thêm 20% so với năm 2020.
Các bộ, tỉnh tiếp tục đẩy mạnh cung cấp dịch vụ công trực tuyến
Trong phát biểu bế mạc phiên họp thường kỳ của Ủy ban quốc gia về Chính phủ điện tử vào chiều 10/3, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Ủy ban đã ghi nhận, một thành công được tổng kết là các dịch vụ công trực tuyến mức độ cao được phát triển để phục vụ tốt hơn người dân và doanh nghiệp, đặc biệt là Cổng Dịch vụ công Quốc gia do Văn phòng Chính phủ đề xuất điều hành, phát triển.
Thời gian qua, một thành công đã được tổng kết là các dịch vụ công trực tuyến mức độ cao được phát triển để phục vụ tốt hơn người dân và doanh nghiệp.
Hiện tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến mức 4 đạt 31%. Một số bộ, ngành, địa phương cung cấp 100% dịch vụ công trực tuyến mức 4 như Bộ TT&TT, Bộ Y tế, Bảo hiểm xã hội Việt Nam…
Cổng Dịch vụ công Quốc gia ngày càng tích hợp nhiều dịch vụ công trực tuyến của các bộ, ngành, địa phương, tạo điều kiện cho người dân truy cập. Hiện có 2.800 dịch vụ được tích hợp, không phân biệt địa giới hành chính.
Tuy nhiên, trong thời gian qua tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến mức 4 vẫn thấp, Thủ tướng đã chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương đẩy mạnh dịch vụ công trực tuyến, triển khai hệ thống Chính phủ điện tử cấp bộ, tỉnh thuận lợi nhất.
M.H
18:00 | 19/03/2021
19:00 | 16/04/2021
14:00 | 03/06/2022
09:00 | 07/05/2021
22:00 | 01/01/2021
12:00 | 02/01/2021
10:00 | 22/11/2021
Hệ thống danh tính số (DTS) quốc gia là nền tảng hạ tầng số trong chương trình chuyển đổi số quốc gia, được triển khai nhằm tạo điều kiện cho sự phát triển toàn diện bằng cách cung cấp phương tiện đáng tin cậy để chứng minh danh tính cá nhân, tổ chức, hỗ trợ tiếp cận dịch vụ. Bên cạnh các lợi ích mang lại, hệ thống DTS quốc gia có thể phát sinh một số nguy cơ mất an toàn như: một số rủi ro về an toàn, bảo mật, quyền riêng tư và rủi ro về tính bền vững, cùng với sự lỗi thời về kỹ thuật, công nghệ khi bắt đầu thiết kế và triển khai hệ thống này không được đầy đủ.
10:00 | 28/10/2021
Theo thống kê, tính đến hết quý 3/2021, cả nước đã có 29 Bộ, ngành, địa phương hoàn thành việc đưa 100% dịch vụ công đủ điều kiện lên cung cấp trực tuyến mức độ 4 (mức cao nhất được thực hiện hoàn toàn qua mạng), đạt tỉ lệ gần 35%.
14:00 | 06/08/2021
Chiều ngày 05/8/2021, Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (C06), Bộ Công an đã tổ chức buổi ra mắt hệ thống kê khai Covid-19.
16:00 | 07/12/2020
Chính phủ thông minh là một ví dụ cụ thể (use case) của phương pháp tiếp cận trong chuyển đổi số. Những nội dung dưới đây sẽ làm rõ hơn các định nghĩa về Chính phủ điện tử (CPĐT), Chính phủ thông minh, giá trị cốt lõi của chính phủ, những chức năng cơ bản cho những nhóm người sử dụng CPĐT, thách thức, nỗ lực trong triển khai CPĐT. Đồng thời, đưa ra những khuyến nghị về chuyển đổi số tại Việt Nam.
Có nhiều loại chữ ký điện tử, với các mức độ phức tạp về kỹ thuật và bảo mật khác nhau. Đương nhiên, người dùng có xu hướng mặc định sử dụng chữ ký có mức bảo mật cao nhất, mặc dù có thể vượt quá mức cần thiết cho nhu cầu và có thể phản tác dụng. Bài báo giới thiệu ba loại chữ ký, nêu lên sự khác biệt giữa ba cấp độ hiện có của chữ ký điện tử và tính hữu dụng của chúng sẽ thay đổi tùy thuộc vào loại tài liệu được ký.
15:00 | 02/11/2021
Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết, ngày càng nhiều dịch vụ công trực tuyến được thực hiện qua môi trường mạng, vừa góp phần đổi mới lề lối, phương thức làm việc cho các cơ quan Nhà nước, vừa tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp.
13:00 | 10/08/2022