Buổi diễn tập tập trung vào các vấn đề liên quan tới tấn công APT, trong đó hình thức tấn công được đội tấn công sử dụng thông qua việc giả mạo thư điện tử (Spoofing email) có đính kèm mã độc. Qua đó, mã độc APT được cài đặt lên máy tính người dùng và kết nối ra máy chủ điều khiển của tin tặc, sau đó tin tặc có quyền kiểm soát, điều khiển hoàn toàn máy tính người dùng và có thể đánh cắp dữ liệu hay thực hiện các cuộc tấn công mạng khác.
Toàn cảnh buổi diễn tập
Song song, quá trình giám sát phát hiện các dấu hiệu tấn công mạng và phương án khắc phục xử lý sự cố cũng được thể hiện rõ nét, nhằm tăng cường khả năng tác chiến, ứng phó đối với các sự cố máy tính. Quá trình diễn tập tấn công mạng được chia làm 3 giai đoạn: Giai đoạn 1 - Tấn công mã độc thông qua hệ thống thư điện tử; Giai đoạn 2 - Giám sát phát hiện các dấu hiệu tấn công mạng và Giai đoạn 3 - Quá trình ứng cứu, sơ cứu trên máy tính người dùng.
Cụ thể, với tình huống phát tán mã độc qua hệ thống thư điện tử có đính kèm mã độc hại tấn công vào người dùng quản trị website nhằm mục đích đánh cắp thông tin tài khoản quản trị và chèn mã độc hại lên website, sau đó tấn công leo thang đặc quyền chiếm quyền điều khiển máy chủ web. Tin tặc tiếp tục sử dụng máy chủ tấn công các máy chủ khác trong mạng và tiến hành khai thác chiếm quyền điều khiển. Cùng với đó, tin tặc tiếp tục cài đặt mã độc lên các máy chủ này để có thể điều khiển từ xa, đánh cắp dữ liệu, kiểm soát toàn bộ dữ liệu máy tính.
Buổi diễn tập là dịp để 2 đơn vị tiếp tục chia sẻ kinh nghiệm trong công tác phối hợp, ứng phó sự cố nhằm tăng cường hơn nữa hiệu quả cho hoạt động giám sát an toàn thông tin. Qua buổi diễn tập này, một lần nữa Ban Cơ yếu Chính phủ đã khẳng định vai trò, vị trí, trách nhiệm trong triển khai giám sát an toàn thông tin với các mạng công nghệ thông tin trọng yếu quốc gia.
Hiện nay, Ban Cơ yếu Chính phủ đang thực hiện giám sát an toàn thông tin cho gần 20 mạng CNTT trọng yếu của các cơ quan Đảng, Chính phủ và các địa phương. Qua giám sát đã phát hiện hàng trăm nghìn mã độc, mối nguy hiểm... tấn công, rà quét vào các mạng này. Đồng thời, Ban Cơ yếu Chính phủ cũng đã triển khai các giải pháp ứng cứu sự cố an toàn thông tin với các mạng này trong mọi tình huống.
M.H
13:00 | 02/11/2020
21:00 | 15/02/2021
14:00 | 27/09/2021
16:00 | 04/04/2022
13:00 | 13/12/2019
11:00 | 05/08/2021
15:00 | 18/03/2020
16:00 | 08/04/2022
Sáng 8/4, tại Hà Nội, Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam (VNISA) đã tổng kết và trao giải cuộc thi “Học sinh với An toàn thông tin 2022”.
17:00 | 25/03/2022
Trung tuần tháng 3, CISA và FBI cho biết đã phát hiện ra các mối đe dọa có thể xảy ra đối với mạng liên lạc vệ tinh SATCOM ở Hoa Kỳ và trên toàn thế giới.
14:00 | 22/02/2022
Trường đại học Neuchâtel của Thụy Sỹ đã trở thành nạn nhân mới nhất của một cuộc tấn công mạng vào cuối tuần qua. Mặc dù, trang web của trường đại học này đã hoạt động trở lại, tuy nhiên các nhà chức trách hiện vẫn đang tiếp tục điều tra về quy mô của cuộc tấn công.
10:00 | 04/02/2022
Trong năm 2021, cách thức và mức độ nghiêm trọng của các mối đe dọa tấn công có chủ đích (Advanced Persistent Threat – APT) vẫn tiếp tục gia tăng. Bất chấp bản chất thay đổi liên tục của chúng, người dùng có thể nhìn vào các xu hướng APT gần đây để dự đoán những gì có thể xảy ra trong năm 2022. Phần I bài báo dưới đây sẽ điểm lại một số dự đoán của các chuyên gia của Kaspersky trong năm 2021 về tấn công APT.
Cơ quan tình báo Ukraine vừa đưa ra cảnh báo về các chiến dịch tấn công mạng diễn ra bối cảnh căng thẳng xung đột leo thang giữa Nga và quốc gia này. Trong đó nổi bật là hoạt động của nhóm tin tặc UAC-0094 nhằm vào tài khoản Telegram của người dùng, cùng với chiến dịch tấn công của nhóm Armageddon.
07:00 | 12/04/2022
Sau những sự kiện gần đây liên quan đến các trang web của chính phủ Ukraine, một làn sóng tấn công mạng nhắm mục tiêu vào không gian mạng Nga đã xuất hiện, khiến nguy cơ xảy ra chiến tranh mạng đang dần trở nên hiện hữu.
13:00 | 28/02/2022
Ngày 25/3/2022, Ủy ban Truyền thông Liên bang Mỹ (Federal Communications Commission - FCC) đã bổ sung công ty an ninh mạng Kaspersky Lab của Nga vào "Danh sách được bảo vệ", danh sách này gồm các công ty gây ra rủi ro nguy hiểm đối với an ninh quốc gia của nước này.
15:00 | 30/03/2022